Nhóm học sinh làm bè trồng cây thủy sinh từ chai nhựa lọc nước ô nhiễm

Theo Báo Giáo dục & Thời đại | 12/12/2022, 18:48

Sau gần 2 tháng mày mò chế tạo, mô hình bè nổi hình lục giác trồng cây thủy sinh làm từ chai nhựa tái chế đã hoàn thiện.

Mô hình bè nổi hình lục giác trồng cây thủy sinh làm từ chai nhựa tái chế của nhóm học sinh Thanh Hóa góp phần lọc nước ô nhiễm tại các con sông và tạo cảnh quan trong khu dân cư, đô thị.

Dùng rác thải nhựa để xử lý nước ô nhiễm

Mô hình bè nổi hình lục giác trồng cây thủy sinh làm từ chai nhựa tái chế, được thực hiện bởi nhóm học sinh Nguyễn Thùy Linh, Hà Nguyễn Gia Bảo, Nguyễn Hải Anh, Trường THPT Hoằng Hóa 4 và Trịnh Nguyên Thành, Trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Sản phẩm vừa đạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2022.

Em Hà Nguyễn Gia Bảo cho biết, hiện nay có rất nhiều con sông, hồ trong khu cư dân đang bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, điều đó không những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân mà còn làm mất đi cảnh quan xung quanh. Để cải thiện nguồn nước ô nhiễm trên, chúng ta đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên chúng chỉ giải quyết trong một thời gian ngắn đồng thời tốn kém nhiều chi phí.

Chính vì thế, nhóm chúng em muốn chế tạo một chiếc bè lọc nước bằng công nghệ sinh học. Theo đó chúng em tận dụng những chai nhựa tái chế để tạo thành những chiếc bè hình lục giác nổi trên sông.

Những chiếc bè hình lục giác này được trồng các loại cây thuỷ sinh (thuỷ trúc, rau muống, cỏ nến, lục bình…) và thông qua các bộ rễ, chúng sẽ lọc nước liên tục, góp phần cải thiện nguồn nước. Ngoài ra, trên bè này chúng em còn nuôi các loài động vật nhuyễn thể như trai hai mảnh cũng có khả năng lọc nước liên tục.

Sau gần 2 tháng mày mò chế tạo, mô hình bè nổi hình lục giác trồng cây thủy sinh làm từ chai nhựa tái chế đã hoàn thiện.

Để gia tăng tác dụng của bè lục giác, chúng em còn tích hợp hệ thống pin năng lượng Mặt trời để bổ sung một số tính năng khác như: Trên bè lắp thêm hệ thống máy bơm để lọc nước qua các tầng lọc cát, sỏi, than hoạt tính…; lắp thêm máy bơm sục khí để gia tăng nồng độ oxy trong nước; lắp thêm hệ thống chân vịt điều khiển từ xa để có thể biến chiếc bè thành phao cứu sinh di động trong các trường hợp khẩn cấp; lắp thêm hệ thống loa âm thanh giúp tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường tới người dân.

“Đặc biệt hơn nhờ chiếc bè thiết kế hình lục giác, chúng em có thể ghép nối bè thành các hình dạng, các chữ khác nhau đồng thời tích hợp hệ thống đèn led tự động bật ban đêm nên giúp tạo cảnh quan thêm sinh động trên các con song”, Gia Bảo cho hay.

Nhóm học sinh làm bè trồng cây thủy sinh từ chai nhựa lọc nước ô nhiễm ảnh 1

Dùng cây xanh đổi lấy chai nhựa để làm bè lọc nước

“Những tiết áp dụng khoa học công nghệ trên lớp đã khơi dậy tình yêu và niềm đam mê khoa học, đồng thời dạy chúng em biết ý nghĩa của khoa học trong cuộc sống. Hiểu rằng những phát minh nhỏ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống, chúng em muốn giải quyết những vấn đề bức xúc ngay bên cạnh mình như ô nhiễm ao, nguồn đất, hay cải tiến những máy móc, thiết bị...”, em Lê Huyền Trang, học sinh lớp 12A1, người thực hiện dự án chia sẻ.

Vì là sản phẩm bảo vệ môi trường nên nguyên liệu dùng được tái chế hoặc tận dụng phế thải trong cuộc sống. Để có đủ vỏ chai nhựa dành cho thực nghiệm, nhóm đã tự đóng góp tiền mua hàng chục chậu cây xanh xinh xắn tổ chức chương trình đổi chai nhựa lấy chậu cây.

Trong quá trình hoàn thiện mô hình, nhóm đều tránh hoặc giảm thiểu nhất ảnh hưởng đến môi trường. Nguyên vật liệu đều là tái chế, sử dụng pin năng lượng Mặt trời, cây thủy canh tìm kiếm có sẵn trong thiên nhiên...

“Tình yêu khoa học là điều kết nối và gắn kết chúng em. Tham gia thực hiện dự án chúng em không những có thêm nhiều kỹ năng mới như làm việc đội nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước đám đông... mà còn ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Em và các bạn sẽ tiếp tục tham gia những dự án khoa học của trường, để được đóng góp một phần sức lực cho công tác bảo vệ môi trường...”, Nguyễn Hải Anh chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Lan Phương - Trường THPT Hoằng Hóa 4, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ đây là lần đầu tiên các em học sinh làm đề tài, làm việc nhóm không liên quan nhiều đến sách vở. Nhóm rất phấn khởi vì các bạn thấy góp phần nhỏ bé cải thiện môi trường. Đây là hoạt động của nhiều lĩnh vực, có sự hỗ trợ của nhiều giáo viên trong trường mới hoàn thành được đề tài để được đánh giá cao.

Thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục triển khai các diễn đàn, các cuộc thi, hoạt động hướng tới bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mô hình bè nổi hình lục giác trồng cây thủy sinh làm từ chai nhựa tái chế đã phát huy niềm đam mê học hỏi, sáng tạo và cống hiến của tuổi trẻ, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

Bài liên quan
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Phấn đấu đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn “điểm đen”ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Để tiến tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 sẽ xóa bỏ hoàn toàn các “điểm đen” ô nhiễm môi trường hiện có và không để phát sinh điểm mới trên địa bàn tỉnh, đồng thời xử lý triệt để vấn đề rác sinh hoạt tại huyện Côn Đảo, cả hệ thống chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang vào cuộc quyết liệt, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO