Nhìn lại công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Điện Biên năm 2020

Hà Thuận | 11/03/2021, 22:27

(TN&MT) - Nhờ đẩy mạnh các biện pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Điện Biên tăng, vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2020. Nhưng không vì thế mà nhiệm vụ bảo vệ rừng đã hết gian nan.

Nhờ làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Điện Biên tăng vượt chỉ tiêu.

Vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên cho biết: Để đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, Sở đã chủ động tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đầy đủ nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), quản lý quy hoạch 3 loại rừng theo thẩm quyền; ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng trực thuộc tăng cường thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy rừng; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp; kiểm tra, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp…

Trong năm 2020, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành cấp dự báo cháy rừng, các bảng tra cấp dự báo cháy rừng, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng; đã chỉ đạo triển khai xây dựng phương án PCCCR tại 100% các chủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Hiệu quả mang lại đó là số vụ cháy rừng năm 2020 chỉ có 5 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại hoàn toàn 5,6 ha; giảm 12 vụ và 15,6 ha diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2019. Đã tổ chức tuyên truyền được 1.738 đợt tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, bản với 82.136 lượt người tham gia và cam kết bảo vệ rừng (đảm bảo an toàn dịch bệnh mặc dù đầu năm và cuối năm có tình trạng dịch bệnh Covid19 phức tạp).

Cùng với đó, công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã được thực hiện tốt. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã ký 2 quy chế, kế hoạch phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng CCC&CNCH Công an tỉnh và Chi cục Kiểm lâm Vùng I. Tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác QLBVR, quản lý lâm sản và PCCCR vùng giáp ranh 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Các Hạt Kiểm lâm cấp huyện đã ký kết quy chế phối hợp với Công an, Quân sự cấp huyện trong bảo vệ rừng và PCCCR; 4/4 huyện có đường biên giới giáp với Lào, Trung Quốc đã ký Quy chế phối hợp bảo vệ rừng khu vực biên giới giữa Hạt Kiểm lâm và các Đồn Biên Phòng.

Số vụ cháy rừng năm 2020 giảm 12 vụ và 15,6 ha diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2019.

Sở cũng đã chỉ đạo làm tốt công tác tuần tra bảo vệ rừng (trên 1500 lượt tuần tra với trên 9.900 lượt người tham gia tuần tra), triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. Các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giảm năm thứ 3 liên tiếp về cả số vụ, quy mô và mức độ vi phạm. Tổng số vụ vi phạm năm 2020 là 329 vụ, giảm 67 vụ tương đương với 16,9% so với năm 2019 và trên địa bàn tỉnh không xuất hiện thêm các điểm nóng về tình trạng chặt phá rừng.

Lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng và đây là một trong những công cụ hữu hiệu, giảm thiểu nhân lực, kịp thời phát hiện xử lý, giảm thiểu các thiệt hại đến rừng do cháy rừng và các hành vi vi phạm pháp luật về rừng gây ra.

Nhờ những biện pháp trên mà tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Điện Biên năm 2020 đạt 42,66% (trên 407 nghìn ha rừng) đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra là 0,66%; vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2020 là 0,16%. Đây là kết quả đáng ghi nhận sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong công tác QLBVR.

Còn đó những gian nan…!

Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng tăng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiêp giảm, nhưng không vì thế mà tỉnh Điện Biên được phép chủ quan, lơ là. Bởi lẽ, công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều gian nan. Minh chứng là năm 2020, toàn tỉnh Điện Biên vẫn xảy ra 329 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Mặc dù vượt chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng nhưng công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Điện Biên vẫn còn gian nan và đầy cam go, quyết liệt.

Theo ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong QLBVR là do trên địa bàn tỉnh vẫn còn có tình trạng cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật lâm nghiệp; còn coi đó là nhiệm vụ của cơ quan Kiểm lâm; chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc trong bảo vệ rừng. Một số chủ rừng là cộng đồng dân cư không thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên việc tuần tra, bảo vệ rừng; ngại va chạm; không tố giác người vi phạm trong cộng đồng.

Cùng với đó, kinh phí phục vụ cho các hoạt động bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. Biên chế lực lượng Kiểm lâm địa bàn còn mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ thực tế (Kiểm lâm địa bàn có nơi phụ trách 2 đến 3 xã).

Khó khăn lớn nhất trong công tác QLBVR là đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn; tập quán canh tác chủ yếu dựa vào nương rẫy, du canh, du cư. Nhu cầu về diện tích làm nương rẫy của người dân với phương thức canh tác luân canh lạc hậu vẫn còn lớn… Người dân không đồng tình đưa những diện tích nương đã bỏ hoang nhiều năm, đã thành rừng vào khoanh nuôi tái sinh nên hàng năm vẫn có những diện tích rừng trên địa bàn bị tàn phá. Thực tế trên cho thấy, việc giữ rừng ở Điện Biên còn gian nan và đầy cam go, quyết liệt.

Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào nương rẫy là áp lwucj lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Để giải quyết những khó khăn trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để sớm triển khai các hoạt động cụ thể về lâm nghiệp. Cùng với đó, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, sự chủ động của mỗi công chức, viên chức ở mỗi vị trí việc làm; tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; kịp thời khen thưởng, động viên những trường hợp làm tốt, điển hình; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp để xảy rà vi phạm.

Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như Công an, Quân đội và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường năng lực cho công chức, viên chức trong lĩnh vực lâm nghiệp đặc biệt là năng lực về khoa học công nghệ đáp ứng với yêu cầu tình hình thực tế hiện nay. Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tuần tra rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, các vụ cháy rừng… phải được chú trọng ngay từ cơ sở.

“Thời gian tới, Sở sẽ đẩy nhanh việc tham mưu giúp UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên.” - Ông Bùi Minh Hải cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Động lực để người dân Mường Chà (Điện Biên) bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân huyện vùng cao Mường Chà (Điện Biên) về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt; không còn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy. Rừng đã có chủ; người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và độ che phủ của rừng tăng nhanh qua mỗi năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và chung tay xây dựng nông thôn mới”
    (TN&MT) - Ngày 24/5, tại chùa Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra hội nghị sơ kết công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
  • Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO