Nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu

Thúy Nhi | 15/03/2023, 13:23

Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng cần giữ quy định tại về Quỹ bình ổn giá trong Luật giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra vào sáng 15/3, sau phát biểu khai mạc phiên họp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, UBTVQH cho ý kiến về một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Giá (sửa đổi). Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 tới.

Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

150320230844-z4182832623462_d401d50c49daa80fb1cf361e9361d822.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi). (ảnh Quốc hội)

Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất bỏ 2 Điều; bổ sung 5 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 7 nội dung của các luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 2 để làm rõ Danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá; từng điều khoản đã được hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp.

Một trong những nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan tới quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu vì Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, cần có sự điều hành của Nhà nước; khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở; khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài; khi lượng dự trữ xăng dầu còn mỏng thì việc bỏ Quỹ là chưa phù hợp.

Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ.

Một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì: Đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành, chưa có quy định về thời hạn hoạt động của Quỹ.

Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, việc lập quỹ là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất.

Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao.

Tiếp thu ý kiến đa số Đại biểu Quốc hội, trong quản lý, điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng Quỹ, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.

Về Quỹ bình ổn giá, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, Điều 17 Luật giá hiện hành quy định: Trong trường hợp cần thiết, lập Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm hỗ trợ bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống. Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá. Hiện nay, trên thực tế chỉ có Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động nhằm mục tiêu bình ổn giá.

150320230837-2(1).jpg
Quang cảnh phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng: Cần giữ quy định tại về Quỹ bình ổn giá trong Luật giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động.

Tuy nhiên, về thẩm quyền thành lập còn ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời để tương đồng với thẩm quyền quyết định Danh mục hàng hóa bình ổn giá, đề nghị quy định: Quốc hội có thẩm quyền thành lập Quỹ, trong thời gian giữa 02 kỳ họp, trường hợp cấp bách, giao UBTVQH quyết định việc thành lập Quỹ và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Về phía Cơ quan soạn thảo đề nghị giao Chính phủ quy định việc thành lập để bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Dự thảo Luật thiết kế 2 phương án để báo cáo UBTVQH xem xét. Cụ thể, tại Điều 20. Quỹ bình ổn giá, Dự thảo đã đề xuất 2 phương án. Phương án 1: Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quy định về việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ chiến lược thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Phương án 2: Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ trình Quốc hội và trong thời gian giữa 02 kỳ họp, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ chiến lược thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Có ý kiến cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay chỉ duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì vậy, không nên quy định thành 01 điều trong Luật về quỹ mà chỉ quy định tại điều khoản chuyển tiếp để tiếp tục thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tránh trường hợp tiếp tục thành lập quá nhiều loại quỹ.

Về định giá, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ những người làm công tác định giá. So với dự thảo luật đã trình Quốc hội, dự thảo luật đã quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá.

Về thẩm định giá, Thường trực Ủy ban cũng đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá; chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của 5 doanh nghiệp ngành Dầu khí, gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và Công ty CP PVI (PVI).
  • PV GAS 11 năm liên tiếp lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
    Ngày 5/6, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023”. Đây là lần thứ 11, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) liên tiếp vinh dự có mặt trong danh sách này.
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023 tại Bình Dương
    (TN&MT) - Ngày 5/6, tại huyện Bàu Bàng, với cam kết bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta”, FrieslandCampina Việt Nam (Tập đoàn sở hữu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi…) đã đồng hành cùng Sở TN&MT Bình Dương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với sự tham gia của hơn 500 người gồm đại biểu, khách mời, các em học sinh và người dân địa phương.
  • PVOIL: Hành trình 15 năm hoàn thành tốt sứ mệnh và nâng cao vị thế
    Tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng khẳng định PVOIL đã thực hiện tốt sứ mệnh tham gia vào đảm bảo cung cầu năng lượng thương mại sơ cấp; cùng với Chính phủ, Nhà nước, góp phần bảo đảm ổn định, an ninh năng lượng quốc gia và là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái kinh doanh của tổ hợp Petrovietnam.
  • PV GAS: Xanh hóa các công trình khí
    Trong những năm qua, việc phủ xanh các nhà máy, công trình khí luôn được Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) quan tâm triển khai. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục của PV GAS nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
  • PVFCCo vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Theo thông tin về “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2023 mà Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố ngày 5/6/2023, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) đã vinh dự lần thứ 7 lọt vào Top danh hiệu uy tín này.
  • THACO AUTO Chu Lai đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh
    Trước yêu cầu ngày càng cao về tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, THACO AUTO Chu Lai đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình nhanh và phù hợp; triển khai các giải pháp tích hợp công nghệ thông tin nhằm thay đổi phương thức điều hành, quản trị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển sản xuất thông minh.
  • Góp phần phủ xanh biển Vân Đồn - Doanh nghiệp đầu tiên nuôi rong sụn thành công
    STP Group được biết là doanh nghiệp đầu tiên nuôi thành công loài rong sụn tại vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh. Cùng với các giải pháp về vật liệu nuôi công nghệ mới, STP đang từng bước góp phần phủ xanh vùng biển tại Quảng Ninh và từ đó nhân rộng tại tỉnh thành ven biển Việt Nam.
  • Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Công an
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 5/6/2023 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an.
  • PV GAS đẩy mạnh phát triển khách hàng hóa dầu từ khí
    Vừa qua, tại trụ sở Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS), Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong đã chủ trì tiếp và làm việc với đoàn công tác từ Tập đoàn Siam Cement Group Chemicals (SCGC) để chuẩn bị cho giai đoạn PV GAS cấp khí làm nguyên liệu cho Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam.
  • Petrovietnam hưởng ứng Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
    Hưởng ứng Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao tặng lá cờ có chữ ký của cán bộ, nhân viên Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) đang làm việc tại giàn Hải Thạch - Mộc Tinh cho tỉnh Nghệ An.
  • Quảng Nam: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
    Ngày 5/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đồng chủ trì phiên họp thường kỳ, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, bàn phương hướng hoạt động các tháng còn lại của năm 2023.
  • Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Nỗ lực thực hiện thành công mục tiêu Đề án xử lý tro, xỉ, thạch cao
    Thực hiện yêu cầu của Chính phủ trong nhiều năm qua về đẩy mạnh xử lý, tái chế tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 đã không ngừng nỗ lực và tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp cho vấn đề này và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO