Nhiều vấn đề khí tượng, thời tiết được đưa vào quản lý trong Luật KTTV

01/07/2016, 00:00

(TN&MT) - Từ ngày 1/7/2016, Luật Khí tượng thủy văn và Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn (KTTV) sẽ chính thức có hiệu lực. Nhiều vấn đề mới trong hoạt động dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học và xử lý thông tin dự báo…được đưa vào quản lý trong Luật này.

f
 

Cơ sở để tác động vào thời tiết

Luật KTTV đã dành hẳn Chương VII quy định về “Tác động vào thời tiết”. Đây là quy định hết sức mới mẻ của Luật KTTV, trong điều kiện Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm và thực tiễn khoa học về vấn đề này. Tuy vậy, đứng trước các yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai có xu hướng gia tăng, trong tương lai cần thiết sẽ có nhu cầu thực hiện các hoạt động tác động vào thời tiết nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vì vậy, Luật KTTV đã có các quy định mang tính chất định khung, hướng dẫn cho các hoạt động tác động vào thời tiết trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, các tổ chức sự nghiệp công lập về KTTV, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức kinh tế của Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức nước ngoài liên danh, liên kết với tổ chức trong nước nếu có đủ năng lực, trình độ khoa học và công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên phù hợp thì được tiến hành các hoạt động tác động vào thời tiết trên lãnh thổ Việt Nam.

Dự án bắt buộc phải quan trắc khí tượng thủy văn

Trong Luật Khí tượng thủy văn quy định, đối với dự án thuộc một số lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bắt buộc chủ công trình phải tổ chức quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV về hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia và cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia. Điều kiện là những công trình này khi xây dựng, khai thác chịu tác động hoặc gây tác động đến điều kiện KTTV mà có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng, tài sản của cộng đồng. Bảy loại công trình bắt buộc phải quan trắc theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 của Luật KTTV bao gồm: Sân bay; Hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 trở lên, hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; Cảng biển loại I và loại II; Cầu qua vùng cửa sông ven biển, eo biển, vịnh hoặc các đảo vùng nội thủy có khẩu độ thông thuyền từ 500 mét trở lên; Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác kinh doanh dịch vụ trên tháp; Cáp treo phục vụ tham quan du lịch; Vườn quốc gia.

Quy định trên nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ công trình đối với cộng đồng, mặt khác, tăng cường khai thác, sử dụng tối đa các thông tin, dữ liệu KTTV chuyên dùng góp phần phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội.

Có thêm dịch vụ KTTV – thu phí

Luật KTTV đã phân biệt rõ: “Phục vụ khí tượng thủy văn” là dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận với “Dịch vụ khí tượng thủy văn” là hoạt động có thu trên cơ sở thỏa thuận giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, các quy định chi tiết về đối tượng được hoạt động phục vụ và cung cấp dịch vụ cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể của các đối tượng này.

Quy định này đã nắm bắt được xu thế phát triển trên thế giới, khi tăng cường hoạt động dịch vụ thu phí, khai thác các giá trị thương mại làm gia tăng giá trị của thông tin, dữ liệu KTTV. Các dịch vụ này góp phần nâng cao giá trị, vai trò của hoạt động KTTV, vừa có tác dụng tái đầu tư cho hoạt động KTTV phát triển. Riêng trường hợp không phải trả phí là cơ quan Nhà nước khai thác thông tin vì các mục đích: Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không vì lợi nhuận; Phục vụ phòng chống thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia; Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc các mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, một số thay đổi quan trọng phục vụ phát triển ngành KTTV cũng đã được Luật hóa. Kể từ ngày 1/7, các quy định rất cụ thể sẽ chính thức có hiệu lực như: Nguyên tắc hoạt động KTTV được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước; các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động KTTV; quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia; kế hoạch phát triển mạng lưới trạm chuyên dùng của các Bộ, ngành, địa phương; vai trò, trách nhiệm của Hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia do Bộ TN&MT quản lý; hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV của tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KTTV; trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo đảm cho các hoạt động KTTV phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của địa phương cũng như việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Khánh Ly


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Các tỉnh Nam Miền Trung: Cảnh báo mưa to trên diện rộng, ngâp úng và sạt lở núi
    Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) áp sát miền Trung khiến cho các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đang có mưa vừa đến mưa to. Trước diễn biến phức tạp của ATNĐ, hiện các địa phương đang khẩn trương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  • Nghệ An: Chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
    Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 152/VP-PCTT về việc chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO