Nhiều tranh luận tại “Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013”

28/09/2013, 00:00

(TN&MT) - “Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013” với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện ba đột phá chiến lược” mới được tổ chức tại TP...

   
(TN&MT) - Chuẩn bị trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2011-2015); trong hai ngày 26 và 27/9, tại TP. Huế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức “Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013”, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện ba đột phá chiến lược”.
   
  Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, Chính phủ, Quốc hội mong muốn được nghe các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế phát biểu ý kiến, nêu quan điểm, góp ý, thảo luận và cùng tìm giải pháp để tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế xã hội 2013, 2014, cũng như kế hoạch 5 năm (2011-2015).
   
   
  Mở đầu tham luận, PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng dù kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, song kinh tế Việt Nam vẫn còn “nghẽn mạch” và đang trong lộ trình xuống đáy, mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ như đã được chặn lại. Vấn đề tái cơ cấu đã được đặt ra nhưng chưa có hành động chiến lược do nợ xấu và sở hữu chéo vẫn còn. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước không thể đồng khởi, nhiều đề án còn trên giấy. Bộ máy biên chế còn thừa và hệ thống lương thì thiếu, đói. PGS.TS Trần Đình Thiên cũng dẫn ra hàng loạt con số để khẳng định năm 2013 “các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước”: tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng chỉ 6,5%; thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy; đầu tư xã hội thấp (30% GDP); gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa (tương đương mức của năm trước, nhưng lại là những doanh nghiệp có thực lực bị chết); cầu rất yếu (tổng vốn đầu tư xã hội sáu tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012)... PGS.TS Trần Đình Thiên kết luận cách tiếp cận và hệ giải pháp tái cơ cấu như hiện nay không khả thi. Theo đó, PSG.TS Trần Đình Thiên đưa ra nhiều giải pháp, kể cả trung dài hạn, mà trước mắt là cần tái cơ cấu đầu tư công, rồi đến doanh nghiệp Nhà nước và các ngân hàng. Về trung hạn cần soát xét thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Ưu tiên một số tọa độ đột phá chiến lược. Và giải pháp chiến lược là trong Hiến pháp sửa đổi cần có quy định bình đẳng các thành phần kinh tế và đất đai sở hữu trong nền kinh tế...
   
  Sau tham luận của PGS.TS Trần Đình Thiên, không khí của diễn đàn mỗi lúc nóng thêm, bởi nhiều ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, nhà khoa học. Theo TS Trần Du Lịch - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, dù có dấu hiện hồi phục ở một số lĩnh vực cá biệt. Tuy nhiên, nếu xét trên mục tiêu tổng quát thì kết quả năm 2013 là tích cực. Nếu tái cơ cấu, nhất là đối với doanh nghiệp Nhà nước thì cần làm đồng loạt, nếu làm riêng lẻ sẽ không đem lại kết quả.
   
  Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng hiện nay cầu trong nước quá yếu. Làm thế nào để khôi phục tổng cầu mà không phải kích cầu. Tuy kinh tế có những mảng tối, nhưng cũng cần nhìn nhận những điểm sáng nếu không sẽ mất lòng tin. Và giải pháp được ông Nguyễn Xuân Thắng nêu ra để tái cơ cấu là thay đổi phương thức phát triển và thay đổi thể chế...
   
  Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013, trong đó nhấn mạnh một số kết quả đạt được trên các lĩnh vực, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 1.700USD... Để thực hiện thắng lợi Kết luận 48 của Bộ Chính trị trong việc đưa Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế đã tập trung ba nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Tái cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện “Năm đô thị 2013”, với nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động du lịch tăng trưởng ổn định và bền vững. Sản xuất nông nghiệp ổn định. An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo. Quốc phòng an ninh được giữ vững... Thừa Thiên Huế cũng mong muốn, thông qua diễn đàn kinh tế mùa thu 2013, ngoài sẽ có nhiều chính sách, kế hoạch, định hướng đúng đắn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Thừa Thiên Huế sẽ nhận được những ý kiến hữu ích mà các chuyên gia, nhà khoa học góp ý, gợi mở cho địa phương để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm nay và các năm tiếp theo.
   
                                                                               Bài & ảnh:  Xuân Giang
           
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • PV GAS LPG chuẩn bị trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông
    Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam (PV GAS LPG, mã chứng khoán: PVG) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt là ngày 20/6/2023. Tỷ lệ thực hiện là 3%, tương đương 1 cổ phiếu nhận 300 đồng và ngày chi trả là 18/7/2023.
  • Nhà ở vừa túi tiền sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản 2023
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang im ắng thì nhà ở vừa túi tiền được xem là động lực quan trọng giúp lấy lại đà tăng trưởng và sẽ là điểm sáng góp phần giúp thị trường BĐS năm 2023 ấm dần lên.
  • THACO INDUSTRIES đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nhựa ngành ô tô, công nghiệp và dân dụng
    Là một trong những nhà sản xuất sản phẩm và linh kiện nhựa lớn tại Việt Nam, thời gian qua, THACO INDUSTRIES không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm với chất lượng cao, phục vụ yêu cầu riêng biệt của khách hàng trong và ngoài nước.
  • An cư giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, tại sao không?
    (TN&MT) - Phá vỡ khái niệm về điểm đến đơn thuần chỉ dành cho những chuyến du lịch - nghỉ dưỡng ngắn ngày, các khu căn hộ nằm giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, được phát triển dành riêng cho nhu cầu an cư cận phố, đang trở thành xu hướng nhà ở rất được ưa chuộng.
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài
    (TN&MT) - Song song với việc phát triển thị trường nội địa, công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng kinh doanh tại các thị trường quốc tế, thông qua hoạt động đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVEP - Hành trình 35 năm kiếm tìm tài nguyên trên biển
    Hướng đến mục tiêu trở thành công ty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực, với năng lực hoạt động toàn cầu, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn ở tư thế sẵn sàng đổi mới, vượt qua các thử thách trong hành trình 35 năm xây dựng và phát triển.
  • EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện
    EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện, đặc biệt là việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các biện pháp về tiết kiệm điện; xây dựng các kịch bản điều hành cung ứng điện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • 11 thủy điện dừng phát điện do “khát nước”
    Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 9 hồ thủy điện ở mực nước chết, có 11 thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo vận hành tổ máy.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư
    Pháp lý minh bạch, chính sách bán hàng hấp dẫn, chủ đầu tư uy tín cùng những ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Sunshine Sky City hứa hẹn trở thành dự án có tiềm năng tăng giá không giới hạn tại thị trường bất động sản TP.HCM.
  • PV Power nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
    Nhằm đảm bảo cung ứng điện khi nhu cầu điện tăng cao, thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã đưa ra rất nhiều giải pháp để đảm bảo khả dụng cho vận hành khi có yêu cầu huy động từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO