Nhiều doanh nghiệp đang vi phạm pháp luật tài nguyên nước

14/11/2013, 00:00

Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước, vi phạm phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp khai thác, sử dụng là không đúng Luật Tài nguyên nước

   
(TN&MT) - Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước, vi phạm phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên nước là không tuân thủ quy định của Luật Tài nguyên nước về xin cấp phép khai thác, xả nước thải vào nguồn nước. Đây chính là một trong lý do dẫn đến nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt.
   
Không cần giấy phép vẫn vô tư khai thác
   
  Theo nhận định chung của cơ quan quản lý tài nguyên nước, lý do khiến doanh nghiệp vi phạm Luật Tài nguyên nước hiện có thể do không hiểu luật hoặc cố tình “lách” luật. Để xảy ra tình trạng này, không thể loại trừ việc quản lý chưa đủ mạnh. Bởi lẽ, ở các tỉnh đa số cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước đều kiêm nhiệm với chuyên môn học chuyên ngành khí tượng thủy văn hoặc thủy lợi.
   
   
Nhiều doanh nghiệp khai thác nước nhưng không có giấy phép
    
   
  Qua kiểm tra các doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn các tỉnh đều có lỗi giống nhau là không có giấy phép khai thác, xả nước thải theo quy định hoặc nếu có thì việc khai thác cũng vi phạm hoặc vượt quy định cho phép. Việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước cho thấy còn chưa cao. Ngay cả công ty chuyên cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ, thương mại cũng chưa có ý thức tuân thủ pháp luật. Đơn cử, thanh tra của Cục Quản lý Tài nguyên nước mới đây tại Công ty Cổ phần cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã phát hiện nhiều sai phạm trong khai thác, sử dụng.
  Cụ thể: Công ty ký với Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với giá 900 đồng/m3  để khai thác nước hồ Đá Đen. Tuy nhiên, Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không có giấy phép khai thác sử dụng nước mặt hồ Đá Đen và hồ Kim Long theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước hiện hành, vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2013. Đó là chưa kể, các đơn vị trực thuộc của công ty là Nhà máy nước Bình Châu và Nhà máy nước Phước Bửu cũng không có giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, khai thác nước vượt quá lưu lượng quy định là 12%.
   
  Kết quả thanh tra tài nguyên nước của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận mới đây cũng chỉ ra rằng, hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ tài nguyên nước như: Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điểm d, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 34/2005/NĐ-CP); Không giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Điểm b, Khoản 4, Điều 9 Nghị định 34/2005/NĐ-CP).
   
  Kết quả kiểm tra định kỳ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho thấy, đa số các doanh nghiệp khai thác nước mặt, nước dưới đất đều chưa có giấy phép hoặc vượt tiêu chuẩn…
   
Sẽ “mạnh tay” xử lý
   
  Việc các doanh nghiệp không thực hiện các quy định của Luật Tài nguyên nước đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như làm cạn kiệt nguồn nước, suy giảm chất lượng, ô nhiễm nguồn nước… gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân xung quanh. Ðể hạn chế tình trạng này, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thì ngành chức năng sẽ “mạnh tay” hơn trong việc ra các quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động.
  Song, để làm được điều đó, hiện đang tồn tại bất cập lớn đó là chế tài đối với các hành vi vi phạm tài nguyên nước chưa đủ sức răn đe khiến các doanh nghiệp “nhờn”  luật. Không ít các doanh nghiệp đã chấp nhận việc nộp phạt để tồn tại bởi nguồn lợi từ khai thác không phép thu được gấp nhiều lần tiền phạt.
  Tới đây khi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước có hiệu lực, hy vọng sẽ xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khi nâng mức xử phạt gấp nhiều lần và chấm dứt tình trạng “phạt cho tồn tại”.
   
Minh Trang
   
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam: Đạt nhiều thành tựu gắn với dấu mốc lịch sử
    (TN&MT) - Sáng 1/10, tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Tổng Hội Địa chất Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam (2/10/1945 - 2/10/2023) với sự tham gia của hơn 500 đại biểu.
  • Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
    (TN&MT) - Góp ý cho Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp đề nghị thay đổi quy định về thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
  • Đắk Nông đề xuất giải pháp phát triển hài hòa giữa khai thác bô xit với hoạt động phát triển kinh tế xã hội
    (TN&MT) - Trong những năm qua, khai thác bô xit đã và đang đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông cả về ngân sách cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, bô xit là một loại khoáng sản có tính chất đặc thù, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong phát triển bô xit và các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác khi áp dụng Luật Khoáng sản năm 2010.
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO