Nhiều địa phương kêu gọi chấm dứt tiêu thụ động, thực vật bất hợp pháp

Khánh Ly | 01/03/2023, 14:31

(TN&MT) - Để hưởng ứng Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 3/3 với chủ đề “Chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã”, nhiều tỉnh, thành đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi công chúng ngừng săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp.

Ngày Động, Thực vật hoang dã thế giới hàng năm dành để tôn vinh và ghi nhận tầm quan trọng của tất cả các loài động, thực vật hoang dã trên thế giới đối với cuộc sống và sức khỏe của hành tinh. Một trong những hoạt động nổi bật của chiến dịch năm nay là giải "Chạy để bảo tồn động, thực vật hoang dã" lần đầu tiên, diễn ra tại Vườn Quốc Gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự kiện đã thu hút hơn 500 vận động viên đăng ký tham gia, phần nào thể hiện sự cam kết và mong muốn của toàn xã hội được góp sức vào những nỗ lực của chính phủ Việt Nam, của các tổ chức trong nước và quốc tế, kêu gọi chấm dứt tình trạng buôn bán và tiêu thụ thịt động vật hoang dã. Sự kiện cũng tạo ra một phong trào mạnh mẽ nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã thông qua hàng loạt các hoạt động truyền thông cộng đồng và các trò chơi tương tác.

5d4_3356.jpg
Tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 2023 

Tại TP Đông Hà, Quảng Trị, ngày 28/2, UBND tỉnh Quảng Trị và Đoàn Thanh niên tỉnh đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 2023 cùng các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, kêu gọi cộng đồng cùng ký cam kết, với sự tham gia của các cấp chính quyền, người dân địa phương và các tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, hàng trăm xe đạp diễu hành dọc các tuyến đường chính của thành phố nhằm lan tỏa thông điệp “Chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã" đến người dân thành phố Đông Hà.

Tại tỉnh Quảng Nam, UBND thành phố Tam Kỳ sẽ phát động sáng kiến “Tam Kỳ - Thành phố không tiêu thụ thịt động vật hoang dã”. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 3/3 tại quảng trường thành phố, dự kiến thu hút hàng nghìn người tham gia từ các cơ quan chính quyền và cộng đồng địa phương. Vũ công Quang Đăng sẽ trình bày điệu nhảy nổi tiếng từ chiến dịch “Thịt rừng kề miệng - Nguy cơ chực chờ" góp phần tạo nên không khí sôi động, thu hút các bạn trẻ thành phố Tam Kỳ và du khách đến tham gia.

Tỉnh Lâm Đồng, hoạt động truyền thông dưới mô hình “Cà phê Sơn Dã” dự kiến diễn ra từ ngày 3 - 5/3 tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt. Cà phê Sơn Dã là nơi trưng bày, giới thiệu cũng như tổ chức các hoạt động tương tác, trải nghiệm: xem triển lãm, tìm hiểu và giải đáp các bộ câu hỏi về 6 loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ. Sự kiện cũng có màn vũ đạo hiện đại mô phỏng hành vi tiêu dùng và các nguy cơ gắn liền với tiêu thụ thịt rừng. Qua đó, khách du lịch và người dân địa phương có thể hiểu rõ hơn về môi trường sinh thái, về sức khỏe, về pháp luật và cam kết ngưng tiêu thụ thịt ĐVHD từ cộng đồng.

anh-2(1).jpg
Người dân tham gia ký cam kết chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã

Tại TP Hồ Chí Minh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hoạt động gặp mặt các doanh nghiệp hội viên 2023 vào ngày 3/3 với chủ đề: Tăng cường trách nhiệm xã hội hướng tới phát triển bền vững. Mục tiêu hướng tới tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật; truyền cảm hứng và kêu gọi doanh nghiệp tham gia chiến dịch The World Without Nature của WWF nhân ngày Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 3/3/2023.

Tại Hà Nội, tại Bảo tàng Dược liệu, Trung tâm Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu dự kiến sẽ diễn ra Triển lãm Dược liệu và Khai trương vườn cây thuốc an toàn và bền vững từ ngày 17 – 19/3. Triển lãm được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng dược liệu an toàn, không dùng Động thực vật hoang dã bất hợp pháp.

Các hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học, do WWF phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ”.

Theo ông Vũ Văn Hưng, Giám đốc Dự án VFBC, Phó trưởng ban Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhân dịp này, chúng tôi kêu gọi các cá nhân, cộng đồng và các tổ chức hãy cùng chúng tôi lên tiếng và chung tay hành động chấm dứt tình trạng săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trái phép các sản phẩm từ các loài động, thực vật hoang dã, hướng tới xây dựng lối sống hài hòa với tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

“Dù Ngày Động, Thực vật Hoang dã Thế giới chỉ diễn ra duy nhất một ngày trong năm, nhưng tất cả chúng ta cần chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã 364 ngày còn lại nếu chúng ta muốn nhìn thấy động vật hoang dã trong tự nhiên trong tương lai. Một lựa chọn rất đơn giản: cùng chúng tôi ngăn chặn tiêu thụ động thực vật hoang dã bất hợp pháp, hay để chúng biết mất vĩnh viễn.” ông Nicholas Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học chia sẻ.

Việt Nam là một trong nhiều quốc gia tiêu thụ thịt động vật hoang dã và các bộ phận khác của động vật như thực phẩm và dược liệu qua nhiều thế hệ. Theo khảo sát về tiêu thụ thịt ĐVHD do WWF-Việt Nam thực hiện năm 2021, người tiêu dùng thịt ĐVHD cho biết trung bình họ sử dụng thịt ĐVHD 7 lần/năm, và việc tìm mua thịt ĐVHD một số địa phương khá dễ dàng.

Nhu cầu liên tục này đã gây ra sự suy giảm đáng kể về quần thể động vật hoang dã, với nhiều loài đang trên bờ vực tuyệt chủng, và nhiều loài khác đã biến mất khỏi tự nhiên ở Việt Nam. Đây đang là thách thức với tất cả những người làm việc trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã và đòi hỏi các cá nhân, tổ chức và cơ quan chính quyền các cấp trong các lĩnh vực liên quan phải có những hành động mạnh mẽ hơn.

Bài liên quan
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé: Nơi “dưỡng - sinh” của động vật hoang dã
    (TN&MT) - Sau rất nhiều năm trăn trở… đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã có được danh sách các loài động vật hoang dã, có mặt và sinh sống ở nơi đây. Đó là một trong những cơ sở đầu tiên để Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé bảo vệ sự sống, sự phát triển của một số loài động vật quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát huy trách nhiệm, sức sáng tạo của thanh niên trong chuyển đổi xanh
    (TN&MT)- Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2023, ngày 28/9, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi xanh – Trách nhiệm của thanh niên”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động nắm bắt tình hình và chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan có biện pháp kịp thời xử lý, giải quyết các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau mỗi đợt bão, mưa lũ.
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • TP. HCM: Giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông
    (TN&MT) - Nhằm giảm mức độ phát thải khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực giao thông (lĩnh vực phát thải các-bon đứng thứ 2 sau công nghiệp) hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng “0” vào năm 2050, TP.HCM sẽ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, chuyển đổi nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường.
  • Cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội ngày 28/9
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo trong ngày 28/9, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 80mm.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Năng lượng xanh - việc làm xanh
    (TN&MT) - Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Việt Nam đang có khoảng 200.000 việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo (NLTT) và nằm trong nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng việc làm trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời, thủy điện.
  • Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất
    (TN&MT) - Đây là thông điệp mà tỉnh Sơn La đang nỗ lực lan tỏa tới cộng đồng và mỗi người dân, góp phần thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Cải thiện chất lượng môi trường để phát triển bền vững
    (TN&MT) - Cùng với việc đầu tư các khu công nghiệp (KCN), khu dân cư, những năm qua, Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, làng nghề, tập trung xóa bỏ triệt để các cơ sở gây ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, siết chặt hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản,... đây là các giải pháp đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai với quy mô lớn, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  • Tuyên truyền sâu rộng đến doanh nghiệp, người dân
    (TN&MT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến với người dân và doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở Thanh Hóa đã có bước tiến triển rõ rệt; tỷ lệ chất thải rắn, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý tăng hàng năm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khánh Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhân Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Ban Quản lý Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp về ‘Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2023’.
  • Sức sống mới từ phế liệu
    (TN&MT) - Những chai nhựa, hộp giấy, lon coca… tưởng chừng như bị bỏ đi đã được chị Nguyễn Thị Minh Hiền ( phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn, Bình Định) góp nhặt, thổi hồn thành những sản phẩm nghệ thuật xinh xắn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO