Nhân rộng mô hình máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật tại Huế

Văn Dinh | 03/03/2021, 16:56

(TN&MT) - Ngày 3/3, Hội thảo Trình diễn máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật được HTX Dịch vụ Nông nghiệp Phú Mậu 1 phối hợp cùng Công ty AgriDrone Việt Nam tổ chức tại xã Phú Mậu (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhằm đưa giải pháp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến với bà con nông dân, đồng thời đánh dấu chuỗi hoạt động nhân rộng mô hình máy bay phun thuốc tại Huế.

Mô hình sử dụng máy bay không người lái để phục vụ các hoạt động canh tác nông nghiệp đã không còn xa lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây máy bay nông nghiệp đã được triển khai nhiều tại các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An. Ở Thừa Thiên Huế, mô hình này đã được ứng dụng những năm qua tuy nhiên vẫn đang còn nhỏ lẻ và chưa nhiều địa phương biết đến.

Đông đảo nông dân tham gia hội thảo

Với mong muốn đưa ứng dụng công nghệ cao vào trong nông nghiệp để giảm chi phí nhân công, nâng cao năng suất cũng như chất lượng nông sản, tiết kiệm sức lao động, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân, Nguyễn Văn Thiên Vũ - CEO của máy bay nông nghiệp Việt Nam AgriDrone quyết tâm đưa mô hình về với quê hương. AgriDrone Việt Nam là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay không người lái (Drone) được thành lập từ năm 2012 tại Việt Nam.

Hội thảo trình diễn mô hình máy bay phun thuốc nằm trong chuỗi sự kiện thực tế, đưa giải pháp phun thuốc bằng máy bay về với bà con nông dân Huế. Hội thảo đã thu hút hàng trăm nông dân tham gia.

Theo chia sẻ của một nông dân, trước đây khi còn phun thuốc sâu bằng bình đeo vai thông thường, dù có mang găng tay, khẩu trang và áo mưa để bảo hộ nhưng vào những ngày thời tiết nắng nóng, phun xong vẫn chóng mặt, đau đầu. Bây giờ đã có máy bay không người lái, chỉ cần đứng từ xa điều khiển máy bay nên phun rất nhanh, đỡ vất vả hơn rất nhiều, quan trọng là đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Khi dùng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sẽ được tách ra thành những hạt mịn nhỏ và phun đều lên các bộ phận của cây trồng, mang lại hiệu suất gấp hơn 20 lần so với hiệu suất của một người phun thuốc bằng phương pháp thủ công.

Xem máy bay không người lái chuẩn bị cất cánh

Đại diện của Agridrone Việt Nam cho biết, ứng dụng máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu mang lại rất nhiều tiện ích. Đầu tiên phải kể đến là tiết kiệm thời gian. Nếu như với phương pháp phun thuốc thủ công, một hecta lúa phải cần đến 2-3 nhân công làm việc trong vòng 3 ngày mới hoàn thành; thì giờ đây, nếu sử dụng máy bay không người lái, chỉ cần mất chưa đầy 30 phút là có thể hoàn thành công việc trên cùng một đơn vị diện tích. Nhiệm vụ của bà con chỉ là ghi chép ngày giờ, theo dõi lượng thuốc sử dụng để biết vụ này sẽ giảm được khoản tiền bao nhiêu trong khâu đầu vào.

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu giúp bà con không phải lội trực tiếp xuống ruộng nên hạn chế được tình trạng dẫm đạp lúa khi phun thuốc thủ công, giúp giảm thất thoát trong canh tác. Bên cạnh đó, việc phun thuốc sâu bằng máy bay sẽ giúp bà con đảm bảo đúng tỉ lệ pha thuốc, tiết kiệm thuốc, tiết kiệm nước, tránh tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ trên cây trồng. Nhờ đó nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

Máy báy phun thuốc mang lại nhiều lợi ích

Máy bay nông nghiệp không người lái có thể ứng dụng vào các công việc như phun thuốc trừ sâu, gieo hạt… và có thể ứng dụng trên mọi loại cây trồng, mọi loại địa hình.

Tại Việt Nam, AgriDrone là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, giải pháp công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. Với việc nghiên cứu, ứng dụng máy bay không người lái vào đời sống sản xuất nông nghiệp, AgriDrone đang trên con đường thực hiện sứ mệnh “Bay cao cùng nông nghiệp Việt Nam”.

Sau buổi hội thảo và trình diễn máy bay nông nghiệp tại Huế, bà con nông dân đã rất hào hứng với công nghệ mới và cho hay sẽ sử dụng ứng dụng này...

“Chúng tôi tin rằng, việc ứng dụng máy bay không người lái sẽ tạo nên cuộc cải cách trong nông nghiệp tại địa phương, giúp nền nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện”, đại diện AngryDrone Việt Nam.

Bài liên quan
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển sản phẩm OCOP từ sự đặc trưng, ưu thế riêng
    (TN&MT) - Thừa Thiên Huế phấn đấu ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP (20 sản phẩm/năm); Phát triển từ 2 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia Chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh;…

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cuối tháng 9, Biển Đông khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời kỳ từ ngày 21/9-20/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • Thời tiết 23/9: Nam Bộ mưa tối, sáng sớm có sương mù
    Hôm nay 23/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa to. Nam Bộ mưa đêm, buổi sáng có sương mù bao phủ.
  • Thái Nguyên tăng cường ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Để chủ động, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Công văn số 4697/UBND-CNNXD về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO