Nhiều mô hình bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam các cấp được phát động xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đặc biệt là các mô hình phối hợp bảo vệ môi trường ở khu đô thị, khu dân cư.
Chẳng hạn, tập quán mai táng gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Mỗi vùng miền, tộc người có những lễ thức mai táng khác nhau. Quy trình này có nhiều lễ thức phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí, đồng thời làm cho môi trường ở xung quanh nghĩa địa bị ô nhiễm, tác động xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực…
Nhân rộng các mô hình phối hợp bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư của Phật giáo |
Vấn đề ô nhiễm môi trường do cải táng (bốc mộ), cúng lễ quá nhiều và đặt các khu vực chôn cất người qua đời không theo quy hoạch, không đảm bảo vệ sinh môi trường ảnh hưởng lớn đến nhiều khu đô thị và nông thôn. Vì vậy, chính quyền đang dần hoàn thiện các quy định, chính sách khuyến khích người dân thực hiện các hình thức mai táng mới.
Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến, hiện nay, nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh,… áp dụng hỏa táng. Tỉ lệ gia đình lựa chọn hình thức này khi có người thân qua đời ngày càng tăng lên. Cuộc vận động tang ma văn minh, tiến bộ của các tôn giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng tham gia bảo vệ môi trường được chính quyền phát động đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức của tín đồ và người dân về một thói quen không dễ thay đổi.