Nhà máy thủy điện nhỏ “thắp sáng” ngôi làng đồi xa xôi ở Bangladesh

24/08/2018, 12:50

(TN&MT) - Rẻ hơn năng lượng mặt trời và dễ bảo trì, các nhà máy thủy điện “pico” cung cấp dạng điện khả thi duy nhất cho các ngôi làng hẻo lánh ở vùng đồi Chittagong, thị trấn Balaghata, huyện Bandarban, phía Đông Nam Bangladesh.

 

Để đến ngôi làng xa xôi Aung Thuwai Pru Para ở vùng đồi Chittagong, trước tiên bạn cần đến quận nhỏ Thanchi, một địa điểm du lịch nổi tiếng cách thủ đô Dhaka của Bangladesh khoảng 400 km, trên những con đường đồi núi.

 

Đó không phải là tất cả. Khó khăn nhất vẫn còn ở phía trước. Từ Thanchi, bạn phải đi thuyền với một động cơ lắp ngoài 12 km ngược dòng trên sông Sangu để đến Padmamukh. Từ đó, bạn cần phải đi bộ khoảng 4 km trên địa hình khó khăn để đến Aung Thuwai Pru Para. Thư giãn dưới ánh điện sau khi mặt trời lặn là một giấc mơ xa xỉ đối với những người nghèo của làng nông nghiệp này – ngôi làng nằm trên đỉnh đồi và được bao quanh bởi các đồi cao hơn. Chỉ có một vài trong số 30 gia đình trong làng có thể mua các tấm pin mặt trời. Không có điện, cuộc sống ban đêm của họ cứ thế trôi qua âm thầm.

 

Người dân không có gì để làm sau khi họ làm xong việc đồng ruộng, và không thể sử dụng một sản phẩm điện tử - có thể là một máy dệt để tạo thu nhập hoặc điện thoại hoặc máy tính hoặc phục vụ mục đích giải trí.

 

Làng này không thuộc mạng lưới quốc gia do nằm ở vùng sâu vùng xa. Sau khi mặt trời lặn, các gia đình nghèo hơn phải sử dụng đèn đốt dầu hỏa nhỏ cầm tay để làm việc nhà.

 

Tuy nhiên, gần đây, cuộc sống ban đêm của họ được “thắp sáng” nhờ vào việc xây dựng một nhà máy thủy điện pico (thủy điện pico này hướng đến các hệ thống tạo ra tới 10 KW điện).

 

Tổ chức phi chính phủ Oporajeo có trụ sở tại Dhaka đã sản xuất thành công 10 KW điện từ một nhà máy thủy điện pico.

 

Cuối tháng trước, tổ chức này đã lắp đặt nhà máy này trên dòng sông tại Aung Thuwai Pru Para đổ vào Sangu.

Lắp đặt nhà máy thủy điện pico. Ảnh: Oporajeo
Lắp đặt nhà máy thủy điện pico. Ảnh: Oporajeo

“Nhà máy này không hạn chế dòng chảy của con sông - thay vì nó có thể sản xuất điện với lưu lượng nước tối thiểu có sẵn. Hơn nữa, nó đòi hỏi rất ít công sức và chi phí bảo trì, do đó, nó trở thành một mô hình năng lượng xanh khổng lồ ở quốc gia, nơi mà phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt các nhiên liệu hóa thạch”, chuyên gia năng lượng nổi tiếng BD Rahamatullah đánh giá.

 

Dân làng sử dụng phương pháp trồng trọt “jhum” - một phương pháp nông nghiệp đốt truyền thống trên đồi. Điều này có nghĩa là họ chỉ có thể thu hoạch vụ mùa của họ mỗi năm một lần, vì họ không có phương tiện để tưới cho cánh đồng với nhiều loại cây trồng. Giờ đây điều này sẽ thay đổi.

 

“Nhà máy thủy điện nhỏ trên sẽ cung cấp điện cho 30 gia đình, giúp họ có thêm thu nhập, có thể tưới nước cho cây trồng, lắp đặt hệ thống lọc nước uống an toàn, sử dụng thiết bị gia dụng và tạo thêm nhiều cơ hội cho con cái của họ”, Kazi Monir Hossain, Giám đốc điều hành của Oporajeo Ltd nhấn mạnh.

 

Trong tương lai gần, tổ chức phi chính phủ Oporajeo mong muốn thành lập thêm các nhà máy thủy điện pico ở các làng khác của huyện Thanchi Upazila như một phần của sáng kiến ​​mà họ đang tiến hành ở vùng đồi Chittagong.

 

Hàng loạt lợi ích

 

Người dân ngạc nhiên nhất khi nhà máy điện được lắp đặt là dân làng ở Aung Thuwai Pru Para.

 

Người đứng đầu ngôi làng, Neng Thuwai Pru Marma và những nhiều người đàn ông và phụ nữ khác đã chia sẻ niềm vui với thethirdpole.net về những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ kể từ khi có nhà máy điện pico.

 

"Ngoài mục đích sinh hoạt, chúng tôi có thể sử dụng điện cho thủy lợi ở những ngọn đồi, nơi mà cuộc khủng hoảng nước vẫn tồn tại quanh năm", Neng Thuwai Pru Marma cho biết. Dân làng hiện đang có kế hoạch lắp đặt một máy bơm tưới tiêu để chuyển nước từ sông Sangu gần đó cho các cánh đồng của họ vào mùa đông sắp tới. Nếu tưới tiêu thường xuyên, nông dân sẽ có thể sản xuất tối đa 3 vụ một năm thay vì một vụ.

 

Dân làng cũng sẽ vận hành máy dệt để sản xuất quần áo truyền thống. Đây là nghề phổ biến và dân làng có thể kiếm thêm thu nhập đáng kể từ việc mở rộng phạm vi bán hàng.

 

Như một cách để cam kết với dự án, người dân đã bắt đầu tiết kiệm BDT 1 cho mỗi hộ gia đình vào mỗi ngày. Mặc dù đó chỉ là một con số nhỏ và chỉ có 30 gia đình nhưng nếu tính cả năm con số này sẽ lên đến 10.800 BDT (tương đương 125 USD) mỗi năm. Theo ước tính, chi phí bảo trì hàng năm của nhà máy chỉ bằng một phần tư con số này. Các khoản tiết kiệm sẽ được “để dành” để giúp thay thế nhà máy khi cần thiết - trong khoảng 20 năm.

 

Nhân rộng mô hình trên các ngọn đồi

 

Gần đây, Ban Phát triển vùng đồi Chittagong đã trình một đề xuất dự án toàn diện cho Bộ liên quan. Những đề xuất này bao gồm một số nhà máy thủy điện pico ở huyện Thanchi, Alikadam và Ruma của Bandarban.

 

BD Rahmatullah, cựu Tổng giám đốc của In Bangladesh’s Power Cell cho biết: “Đây là nhà máy năng lượng tái tạo rẻ nhất từng được xây dựng ở Bangladesh, với chi phí 0,11 triệu BDT (tương đương 2.150 USD) để xây dựng nhà máy điện 10 KW”.

 

Nếu nhân lên, con số này khoảng 18 triệu BDT (215.000 USD) cho 1 MW điện. Trong khi đó, chi phí lắp đặt một nhà máy điện mặt trời 1 MW là khoảng 28 triệu BDT (334.000 USD) và 20 triệu BDT (238.500 USD) đối với than. Và đặc biệt, điện pico không giống như năng lượng mặt trời - không yêu cầu lớn về đất đai, và không giống như than đá - không gây ô nhiễm.

 

Đây là lần đầu tiên mở rộng thủy điện kể từ khi dự án thủy điện duy nhất trong cả nước được xây dựng ở thượng lưu Kaptai của Chittagong ở Rangamati. Dự án trên được xây dựng vào năm 1962, hàng trăm người phải di dời. Nó hiện sản xuất 208 MW trong giờ cao điểm so với công suất lắp đặt 250 MW.

 

Kế hoạch năng lượng tái tạo của chính phủ

 

Theo Công ty Lưới điện của Bangladesh, đất nước này sản xuất 1.000-1.100 MW điện hàng ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế. Chính phủ cho biết 76% dân số được sử dụng điện khi sản lượng điện bình quân đầu người là 380KW giờ.

 

Là nước có nền kinh tế phát triển mạnh với mật độ dân số cao, Bangladesh muốn trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2021. Chính điều này đã dẫn đến việc quốc gia này phê duyệt một số dự án điện dựa phụ thuộc vào than đá.

 

Trong khi Bangladesh đã triển khai tốt các hệ thống nhà năng lượng mặt trời trong nước - lắp đặt hơn 4 triệu hệ thống trong hai thập kỷ qua - đây là những chi phí so sánh với khả năng mua của người dân nghèo vùng nông thôn.

 

Nước này chỉ sản xuất 242 MW điện từ năng lượng mặt trời, gió và sinh khối trong khi tổng công suất lắp đặt là hơn 16.200 MW. Chính phủ có kế hoạch sản xuất 2.666 MW từ các nguồn tái tạo vào năm 2021 và đến năm 2041, khoảng 35% điện sẽ đến từ than và 10% từ năng lượng hạt nhân.

 

Thủy điện, đặc biệt là các dự án thủy điện nhỏ, vi mô và pico có thể giúp thu hẹp khoảng cách năng lượng tái tạo.

 

“Mặc dù mục tiêu chính của chúng tôi là thúc đẩy năng lượng mặt trời như năng lượng tái tạo trên toàn quốc, nhưng hiện tại chúng tôi đang tập trung cao độ vào việc thực hiện các dự án thuỷ điện tại vùng đồi Chittagong – nơi sử dụng nguồn nước tự nhiên” - Siddique Zobair, thành viên của Cơ quan phát triển Năng lượng tái tạo Bền vững của Bangladesh (SREDA) cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL: Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao đời sống của người dân, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Lê Anh Tuấn - Giảng viên Cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ.
  • Dự báo thời tiết ngày 15/2, cả nước cục bộ có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/2, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, Gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và dông vài nơi; khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
  • Điện mặt trời hưởng lợi từ khủng hoảng giá khí đốt tại châu Âu
    (TN&MT) - Ngày 13/12, tổ chức theo dõi năng lượng và khí hậu Energy and Climate Intelligence Unit (ECIU) đã công bố Báo cáo: Cú sốc giá năng lượng và làn sóng chuyển đổi sang năng lượng mặt trời. Báo cáo nhận định, thời gian hoàn vốn đầu tư các tấm pin mặt trời mái nhà và chi phí đầu tư trang trại điện mặt trời đang giảm nhanh, giúp tăng sức cạnh tranh so với các nguồn điện khác.
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
  • Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép các phương tiện du lịch biển từ 10h ngày 2/7
    (TN&MT) - Từ 10h sáng 2/7, tỉnh Quảng Ninh sẽ ngừng cấp phép cho các phương tiện chở khách du lịch tham quan trên biển.
  • Lai Châu: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông
    (TN&MT) - Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sạt lở gần 500 vị trí trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
  • Điện Biên: Thiệt hại hơn 6 tỷ do mưa lũ
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày qua, trên địa bàn các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO