Nguyên Bình (Cao Bằng): Nâng cao ý thức BVMT vùng đồng bào DTTS

Nguyễn Hùng | 20/04/2022, 11:38

(TN&MT) - Với đặc thù là huyện có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao, những năm qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) được huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đặc biệt quan tâm, chú trọng và triển khai nhiều giải pháp, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, ý thức và thói quen của mỗi người dân trong công tác BVMT, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức BVMT

Huyện Nguyên Bình có hơn 90% dân số là đồng bào DTTS, trình độ dân trí không đồng đều. Để thực hiện tiêu chí đảm bảo môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS luôn là một “bài toán khó” đối với huyện.

Để “giải bài toán” về môi trường, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, huyện Nguyên Bình xác định công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, ý thức và thói quen trong công tác BVMT là nhiệm vụ then chốt.

1.jpg

Đồng bào dân tộc Dao tiền, xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) thường xuyên tổ chức vệ sinh nhà cửa, đường làng xóm, trồng nhiều hoa, cây xanh.

Hằng năm, huyện chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT tới toàn thể người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, lồng ghép qua các hội nghị, cuộc họp xóm, các hoạt động của đoàn thể, phương tiện truyền thanh địa phương, ra quân hưởng ứng các chiến dịch vì môi trường… Vận động, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, cảnh quan, phân loại rác thải tại nguồn để thu gom, xử lý, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh.

Xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình có 648 hộ dân, hơn 2.900 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 40% dân số. So với trước đây, vấn đề BVMT, giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt cũng như chăn nuôi, sản xuất của bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp BVMT, đến hết năm 2021, toàn huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có 87% hộ dân được sử dụng nước sạch; 53,3% cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo quy trình BVMT; 1 xã đạt tiêu chí về chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường và 10/18 hộ thực hiện di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở, đạt 55,5% kế hoạch…

Bà Nông Thị Hiệp, Chủ tịch UBND xã Tam Kim chia sẻ: Để nâng cao nhận thức, ý thức và thay đổi thói quen của đồng bào DTTS trong công tác BVMT không phải là vấn đề “ngày một, ngày hai”. Hằng năm, UBND xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia BVMT thông qua các buổi họp xóm; phát động các buổi tổng vệ sinh tại các xóm, huy động người dân thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm…

“Năm 2021, từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Dự án CSSP tỉnh hỗ trợ cho các hộ dân thực hiện di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở; xây dựng 2 điểm thu gom, xử lý rác thải tập trung tại khu vực chợ trung tâm xã và trường THCS; hỗ trợ thùng rác 3 ngăn cho 60 hộ gia đình… Qua đó, công tác BVMT dần trở thành hành động và nếp sống của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội; ý thức của người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS trong công tác BVMT đã có sự chuyển biến rõ nét”. Bà Nông Thị Hiệp cho biết thêm.

2.jpg
Người dân xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) vệ sinh chuồng trại, đảm bảo giữ gìn môi trường trong chăn nuôi.

Đến nay, xã Tam Kim có gần 91% hộ gia đình được sử dụng nước sạch sinh hoạt; 77,8% hộ dân di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở; trên 70% hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh…

Nhiều giải pháp đồng bộ để giữ môi trường xanh

Những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có nhiều khởi sắc, công tác BVMT đã dẫn trở thành hành động cụ thể của người dân. Song, công tác BVMT vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Nguyên Bình vẫn còn khó khăn, hạn chế.

3(1).jpg
Để “giải bài toán” về môi trường, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, huyện Nguyên Bình xác định công tác tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức, ý thức và thói quen của người dân trong công tác BVMT là nhiệm vụ then chốt.

Ông Đàm Hải Triều, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết: Tại các khu vực nông thôn miền núi, người dân vẫn còn duy trì nếp sống theo thói quen, tập tục như chăn nuôi gia súc thả rông, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi. Một số người dân vùng đồng bào DTTS chưa ý thức được việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Các hộ gia đình sống rải rác, do đó khó khăn trong thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tập trung…

“Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trên là do nhận thức, ý thức về BVMT và phát triển bền vững của người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế. Tại một số xã điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, một số điểm dân cư giao thông đi lại còn bất cập, các hộ dân sống rải rác, chưa có điện lưới quốc gia, do đó người dân bị hạn chế trong tiếp cận thông tin. Vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp đối với đồng bào DTTS cũng là một trong những trở ngại trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân”. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình Đàm Hải Triều cho biết thêm.

4.jpg

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giờ đây nhận thức và ý thức về BVMT, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm của người dân xóm Phai Khắt, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Trước những khó khăn trên, huyện Nguyên Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác BVMT, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức, ý thức BVMT của người dân, huyện Nguyên Bình đã bố trí trên 960 triệu đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ hộ gia đình di dời chuồng trại, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây hố thu gom rác thải ở các cánh đồng. Đồng thời, áp dụng hiệu quả hệ thống pháp luật để xây dựng, hoàn thiện các quy định về quyền và trách nhiệm, về quản lý nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp trong lĩnh vực môi trường. Từng bước thực hiện thu phí, ký quỹ BVMT, buộc bồi thường về thiệt hại môi trường…

Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác BVMT, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, huyện Nguyên Bình tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia các hoạt động BVMT, giữ gìn môi trường cảnh quan, phân loại rác thải tại nguồn và thu gom, xử lý; xây dựng nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh… Tăng cường quản lý nhà nước về BVMT của các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở, từng bước tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường trên địa bàn huyện ngày càng xanh, sạch, bền vững.

Bài liên quan
  • Đồng bào tôn giáo Cao Bằng bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới
    (TN&MT) - Những năm qua, đồng bào tôn giáo tỉnh Cao Bằng luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực lao động, sản xuất, tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị của địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO