Nguồn “tài chính xanh” đồng hành với doanh nghiệp

Minh Minh | 14/06/2022, 13:55

(TN&MT) - Sau 20 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã thực sự là người bạn đường tin cậy của các đơn vị trong và ngoài nước trong công cuộc cải thiện và phục hồi môi trường ở Việt Nam. Với mức lãi suất ưu đãi cố định trong suốt thời gian cho vay từ 2,6 % - 3,6%, thời hạn vay lên đến 10 năm.

Đến nay Quỹ đã cho vay 357 dự án môi trường, với tổng số tiền ký kết cho vay hơn 3.600 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân hơn 2.729 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ BVMT Việt Nam, các dự án xanh đã bao phủ khắp mọi miền Tổ quốc. Công ty TNHH Thiên Phú (Ninh Bình) – chuyên đầu tư, xây dựng các cụm công nghiệp xanh, đồng bộ, hiện đại, không theo lối mòn “có kinh tế mới làm môi trường” mà Công ty này đã tiên phong trong việc khẳng định “làm tốt công tác bảo vệ môi trường sẽ có kinh tế”. Bằng chứng là Công ty đã quyết tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải tiên tiến theo chuẩn châu Âu tại cụm công nghiệp Gia Vân, trong đó có sự hỗ trợ của “bà đỡ tài chính” là Quỹ BVMT Việt Nam. Và đó chính là điểm cộng để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nhanh chóng lấp đầy KCN này. Tiếp nối thành công đó, Công ty tiếp tục vay Quỹ BVMT Việt Nam để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại cụm công nghiệp Vân Phong với công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Ông Đặng Đức Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú (Ninh Bình): “Sau khi tiếp xúc với các DN FDI để kêu gọi vào cụm công nghiệp (CCN) Gia Vân, tôi thấy họ rất chú trọng vấn đề BVMT. Do đó, tôi đã quyết định đầu tư một nhà máy xử lý nước thải hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu trong CCN Gia Vân. Để hiện thực hóa công trình này, chúng tôi đã tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Quỹ BVMT Việt Nam. Khi đó, chúng tôi được Quỹ cho vay 20 tỷ đồng/100 tỷ đồng đầu tư vào Nhà máy xử lý nước thải Gia Vân. Việc đầu tư này mang lại hiệu quả cao khi các DN FDI của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… đã tìm đến và lấp đầy CCN Gia Vân chỉ trong thời gian ngắn.

ong-dang-duc-hiep-ninh-binh-(1).png
Ông Đặng Đức Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú (Ninh Bình)

Từ thành công nhờ thương hiệu xanh của CCN Gia Vân, chúng tôi mạnh dạn đầu tư tiếp Khu xử lý nước thải Văn Phong (CCN Văn Phong) và được Quỹ cho vay gần 40 tỷ đồng. Đây là khu xử lý nước thải có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có thể đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường đối với các nhà đầu tư khó tính nhất.

Ý nghĩa to lớn nhất của nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ chính là nguồn vốn động viên, hỗ trợ cho DN khởi nghiệp, tiếp thêm sức mạnh để DN mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực BVMT và đạt được thành công”.

Tại Công ty TNHH Phát triển thương mại và sản xuất Ðại Thắng (Hải Phòng), từ công nhân đến quản đốc phân xưởng, lãnh đạo nhà máy đều bầy tỏ vui mừng về hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn vay của Quỹ BVMTVN cho lò đốt rác công nghệ mới, có năng suất cao và không xả thải khói đen ra môi trường.

ong-doan-ngoc-hung-hai-phong-(1).png
Ông Đoàn Ngọc Hùng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng (Hải Phòng)

Ông Đoàn Ngọc Hùng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng (Hải Phòng): “Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tại KCN Nam Cầu Kiền của chúng tôi hoạt động từ cuối tháng 12/2012. Tuy nhiên, có một số bất cập về môi trường chưa giải quyết được triệt để. Đến năm 2018, được sự hỗ trợ của Quỹ BVMT Việt Nam, chúng tôi đã đổi mới hoàn toàn công nghệ xử lý chất thải công nghiệp. Gần 20 tỷ đồng được vay từ Quỹ đã giúp chúng tôi đầu tư lò đốt chất thải công nghiệp hiện đại, hoàn toàn không phát tán bụi, khí thải đen ra môi trường. Từ đó, tạo công ăn việc làm cho gần 500 lao động với mức thu nhập ổn định.

Rất cảm ơn Quỹ đã cho vay với lãi suất thấp, thời gian dài, hồ sơ, thủ tục, giải ngân nhanh chóng, thuận lợi. Công ty rất muốn vay thêm Quỹ khoảng 30 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư một lò đốt chất thải công nghiệp mới, đảm bảo nhu cầu xử lý chất thải ngày càng tăng trên địa bàn”.

Công ty cổ phần Mặt trời đỏ Bình Thuận cũng là một đơn vị được Quỹ BVMT Việt Nam tiếp sức trên con đường phát triển nguồn năng lượng xanh từ mặt trời. Ông Diệp Bảo Cánh - Tổng Giám đốc Công ty Mặt trời đỏ Bình Thuận: “Dự án của chúng tôi là điện mặt trời mặt đất với quy mô là 18MW, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Chúng tôi được Quỹ BVMT Việt Nam hỗ trợ 35 tỷ đồng, với lãi suất 2,6%/năm, rất thấp so với lãi suất của ngân hàng. Chúng tôi đã được cán bộ của Quỹ BVMT Việt Nam hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục, dựa trên tiêu chí là dự án phải đúng mục đích BVMT.

ong-diep-bao-canh-binh-thuan-(1).png
Ông Diệp Bảo Cánh - Tổng Giám đốc Công ty Mặt trời đỏ Bình Thuận

Nguồn vốn của Quỹ đã đến với chúng tôi rất kịp thời với lãi suất thấp giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả dự án. Và điều quan trọng hơn là, vay được vốn từ Quỹ chứng tỏ dự án của chúng tôi đạt tiêu chí về BVMT. Đó cũng là động lực để chúng tôi quyết tâm thực hiện nhiều hơn các dự án BVMT. Tuy nhiên, các dự án BVMT luôn cần thời gian để thu hồi vốn, vì vậy, chúng tôi rất cần nguồn vốn phù hợp về lãi suất, thủ tục, quy mô... Trong những dự án tới, chúng tôi rất mong thủ tục có thể đơn giản hơn và đặc biệt là được nâng hạn mức vay cao hơn hiên nay”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO