Người lưu giữ "hồn" người Dao bằng những nét vẽ

04/12/2017, 00:00

(TN&MT) - Về thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) hỏi thăm gia đình anh Triệu Hùng Cường từ già đến trẻ ai cũng biết bởi vì anh không những là người cởi mở, chăm chỉ, mà anh còn là người vẽ tranh thờ của đồng bào người Dao. Ông là “nghệ nhân” duy nhất ở xứ Thanh có thể lưu giữ “tâm hồn” người Dao bằng nét vẽ.

Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ với 2 bộ bàn ghế để đồ dùng vẽ tranh, trên tường treo rất nhiều bộ tranh theo lối vẽ dân gian, màu sắc sặc sỡ. Ông Cường cho biết đó chính là những bộ tranh thờ cúng quan trọng không thể thiếu được trong nghi lễ của đồng bào Dao.

Đang cố chau chuốt lại những đường nét cuối cùng cho bộ tranh để kịp giao cho khách, ông Cường, tâm sự: “Ngay từ nhỏ, tôi đã rất thích vẽ, lớn lên lại mong muốn được làm một điều gì đó để lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của người Dao quê mình. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đến nay tôi đã vẽ tranh thờ được 8 năm”.

Ông Cường đang giới thiệu bộ tranh Tam Thanh Đại Đường
Ông Cường đang giới thiệu bộ tranh Tam Thanh Đại Đường

Theo tìm hiểu, hiện nay người biết vẽ tranh thờ trong đồng bào Dao không chỉ riêng Thanh Hóa mà các tỉnh khác cũng khá hiếm. Từ xưa đến nay, đồng bào Dao Quần chẹt Thanh Hóa đều phải lặn lội ra Thái Nguyên, Hà Đông để tìm thầy vẽ tranh. Theo quan niệm của người Dao, bức tranh thờ phải đẹp và được vẽ bởi người có uy tín. Vì bộ tranh thể hiện sự trang trọng, uy tín và mang lại may mắn cho gia chủ. Tranh thờ trong nghi lễ người Dao đã có từ rất lâu đời. Tranh vẽ xong phải làm lễ khai quang, rồi cất đi bao giờ có việc mới đem ra treo. Hiện, trong gia đình một số người Dao Quần chẹt Thanh Hóa còn giữ những bộ tranh hàng trăm năm. Mỗi gia đình người Dao có ít nhất một bộ tranh thờ trong số các bộ tranh: Sò Phản, Hành xư, Tam Thanh Đại đường. Trong đó bộ Tam Thanh Đại đường là quan trọng hơn cả, góp phần thực hiện trong nghi lễ Cấp Sắc, Tết nhảy, đám ma tươi, ma khô… Họ quan niệm chỉ thờ tranh vẽ, không thờ tranh in và phải là người có uy tín, được thầy truyền dạy thì bộ tranh mới có giá trị về mặt tâm linh.

Theo ông Cường, những bức tranh thờ thể hiện quan niệm của người Dao về vũ trụ, triết lý và mối quan hệ giữa cuộc sống với con người, vạn vật. Trong đó bảo trợ cuộc sống của con người là 3 vị thần (còn gọi là Tam thanh) gồm: Nguyên thủy thiên tôn - Ngọc thanh (thần cai quản trên trời); Linh bảo thiên tôn - Thượng thanh (thần cai quản trần gian); đạo đức thiên tôn - Thái thanh (thần cai quản âm phủ). Trong 3 vị này, Ngọc thanh có vị trí cao hơn cả. Tam thanh luôn giữ vị trí trung tâm trong các bộ tranh người Dao.

Chất liệu sử dụng vẽ tranh là tấm giấy gió tùy theo kích cỡ bức tranh, sau đó dùng keo da trâu (da trâu khô nấu lên thành keo) làm chất kết dính. Keo da trâu còn được pha với nước hòa cùng bột màu để vẽ tranh, giúp giữ được màu sắc tươi tắn mà không phai. Tranh thờ được vẽ theo kiểu tranh dân gian với nét tả thực, các vị thần có vẻ mặt khác nhau nhưng đều mang nét oai nghiêm.

Trong số bộ tranh trong nghi lễ thờ cúng của đồng bào Dao, thì bộ Tam Thanh Đại đường rất quan trọng, là hồn cốt trong thực hiện nghi lễ Cấp sắc, Tết nhảy, tạ mả, đám ma… Chính vì vậy, bộ tranh thờ này được nhiều người đặt vẽ nhất. Bộ Tam Thanh Đại đường gồm 17 bức, gồm 12 bức to, 4 bức nhỏ gọi là Tứ phủ và 1 bức binh lính 120 quân, hoàn thiện bộ tranh phải mất 40 ngày.

Với ông Cường vẽ tranh không chỉ là năng khiếu mà còn cần sự chăm chỉ, miệt mài và tình yêu nghề, với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa người Dao. Tranh của ông không chỉ được đồng bào Dao Thanh Hóa đón nhận mà các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La…cũng mời ông vẽ tranh.

Chia tay ông trong buổi chiều đông nắng ấm, chúng tôi thầm mong rằng sẽ có nhiều con người như ông để giữ cái hồn cho dân tộc mình bằng những bức tranh thờ cúng với những nghi thức trong lễ, tết như Cấp sắc, Tết nhảy, tạ mả, đám ma tươi, đám ma khô… và chúng tôi cũng thầm mong nghề vẽ tranh sẽ được các cấp, các ngành quan tâm bảo tồn, gìn giữ vì nó là vốn văn hóa truyền thống đáng quý của đồng bào Dao. Đó là niềm tin, là cách lý giải của con người về vũ trụ./.

Bài & ảnh: Tuyết Trang- Quỳnh Trâm


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT: Khơi dậy nhiệt huyết chuyển đổi số, phát triển xanh - Thanh niên ngành TN&MT hướng tới chuyển đổi xanh
    (TN&MT) - Năm 2023, Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT lấy chủ đề xuyên suốt cho công tác Đoàn là “Chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh”.
  • Premier Village Ha Long Bay Resort- “ngôi nhà thứ hai” bên vịnh di sản
    (TN&MT) - Nằm bên bờ vịnh di sản, với các căn biệt thự sang trọng, hiện đại và sở hữu những tiện ích 5 sao đẳng cấp, đặc biệt thích hợp với các gia đình, nhóm bạn, Premier Village Ha Long Bay Resort luôn được khách nghỉ ưu ái gọi đó là “ngôi nhà thứ hai”.
  • Bảo Yên - Lào Cai: Đổi thay từ cây quế
    Thu nhập người dân cao và ổn định, đời sống sung túc, bộ mặt nông thôn khang trang... Tất cả đều nhờ vào cây quế. Cây quế đã làm đổi thay Bảo Yên một huyện nghèo của tỉnh vùng cao Lào Cai.
  • Nam Định:  Hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo đa chiều
    (TN&MT) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Nam Định, tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đã có sự tiến triển tích cực với tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh giảm từ 6,78% (cuối năm 2021) xuống còn 4,77% (cuối năm 2022).
  • Quảng Yên (Quảng Ninh): Điểm sáng về công tác giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Đến hết năm 2022, TX.Quảng Yên là một trong 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh không còn hộ nghèo. Có được kết quả này, thời gian qua, Thị xã đã khai đồng bộ nhiều giải pháp, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023: Phú Thọ tổ chức 4 sự kiện văn hóa lớn
    (TN&MT) - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức 4 sự kiện văn hóa lớn trong dịp lễ Giỗ Tổ năm 2023 tại địa phương.
  • “Hạnh phúc” đến với bà con vùng sâu, vùng xa
    Ngày 26/3, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức ra quân thực hiện kiên cố hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn huyện (đợt 1) năm 2023. Trong đó, có rất nhiều tuyến đường liên thôn, tuyến đường nhánh nhỏ đã được bê tông hoá, khiến người dân rất vui mừng, phấn khởi.
  • TP. Huế khai trương phố đi bộ về đêm gần 100 tỷ đồng
    Đêm khai trương phố đi bộ Hai Bà Trưng thu hút hàng ngàn người tham gia. Đây là con phố đi bộ thứ 3 tại Cố đô Huế, sau phố đi bộ Phạm Ngũ Lão-Chu Văn An-Võ Thị Sáu và phố đêm Hoàng thành.
  • Quảng Trị: Khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
    (TN&MT) - Tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hướng Hóa tổ chức lễ khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế về rừng và khởi động Chương trình “Góp một cây để có rừng năm 2023”.
  • Khai mạc giải chạy Tiền Phong Marathon 2023 tại Lai Châu
    (TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 42km; 21km; 10km và 5km cho cả VĐV chuyên nghiệp và phong trào.
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO