Dân tộc thiểu số

Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc

Trần Hương 13:17 09/05/2023

(TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Cai thuốc phiện cho cả xã thành công

Rừng lặng thinh, trưa vắng bóng người. Sau gần 300 cây số từ TP. Điện Biên Phủ tôi có mặt ở Tả Ko Khừ, bản người Hà Nhì, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi cực Tây Tổ quốc, nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Dù là biên giới xa xôi, nhưng người Hà Nhì đông đúc, sống tập trung trong những ngôi nhà kiến trúc trình tường hình hộp, vuông vức, mái dốc ngắn lợp tôn. Người Hà Nhì sống ở đây từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng khi họ sinh ra đời cụ, đời ông, đời bố họ đã gắn bó ở đây. Họ được ví như những người con của núi, lớn lên từ núi…

Bước chân xuống xe, tôi bắt đôi mắt to tròn mộng mơ với hàng mi cong vút của một em bé Hà Nhì, chừng 8 tuổi. Tôi hỏi đường đến nhà ông Pờ Dần Sinh, cô bé cười đáp: Ở đằng kia. Để cháu dẫn đi.

Cô bé có chiếc răng chuột tên Pờ Nhụ Ly dẫn chúng tôi vào căn nhà trong bản. Đây là nhà của người có uy tín ông Pờ Dần Sinh (67 tuổi), nguyên cán bộ chủ chốt của xã Sín Thầu những năm 2010. Chỉ mấy phút sau, người trong bản kéo đến thật đông. Tôi đưa gói bánh tặng bọn trẻ, cô bé có dẫn đường ban nãy cúi đầu đón lấy, rồi chuyển đưa cho người lớn. Nhìn cụ bà cười hồn hậu chia quà cho tụi nhỏ, chúng lễ phép nhận tôi hiểu rằng: nếp sống ở đây có sự giáo dục cẩn trọng lễ phép, “kính trên nhường dưới.”

Trong ký ức của ông Pờ Dần Sinh, người Hà Nhì có mặt ở Tả Ko Khừ từ khi nào không rõ, chỉ biết rằng khi ông được sinh ra đời bố ông, cụ ông đã ở đây rồi. Và bố ông đã từng tham gia tiễu phỉ những thập niên 70.

“Ngày ấy, tôi khoảng 13 – 14 tuổi, phải gùi gạo xuống tận Bản Xá (trung tâm tỉnh Lai Châu cũ) nay là TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên để học. Mỗi lần xuống trường phải đi bộ 10 ngày. Đường vào Sín Thầu không như dễ đi bây giờ. Đường chỉ là lối mòn, nhiều cây nhiều rừng, mỗi lần đi học cả năm mới được về nhà một lần. Mỗi lần về nhà là lại không muốn xuống trường. Bố tôi mà không căng… thì anh em tôi mù chữ hết.” – Ông Sinh kể.

a6.jpg
Ông Pờ Dần Sinh (người mặc áo đen ngồi giữa) và ông Lỳ Xuyến Phù (mặc áo chàm ngồi cạnh) trò chuyện cùng bộ đội Biên phòng

Thập niên 90, người Hà Nhì không có ai học cao vượt anh em ông Pờ Dần Sinh. Em trai ông là ông Pờ Diệp Sàng, nguyên Bí thư huyện Mường Nhé, nguyên lãnh đạo dân vận tỉnh Điện Biên. Còn ông làm chủ tịch, bí thư xã Sín Thầu cho đến năm 2013. Trong những câu chuyện của ông Pờ Dần Sinh, tôi xúc động mạnh khi nghe ông trò chuyện về những năm tháng ông và chiến sỹ Biên phòng cai nghiện cho cả bản, trong đó có mẹ vợ của ông.

Ông kể: Năm 1997, nạn ma túy tràn về bản Tả Ko Khừ như lũ. Khắp cả bản đi đâu cũng gặp người nghiện thuốc phiện, ánh mắt người trong bản nhìn nhau ai cũng dè chừng… Trộm cắp như rươi, cả bản trùng xuống buồn lặng, buồn sâu... buồn lây sang cả những đám cưới hỏi. Khi ấy, xã Sín Thầu có 105 người nghiện thuốc phiện. Lúc đó, tôi lấy cương vị là người đứng đầu xã, đăng ký với cán bộ Đồn Biên phòng Sín Thầu và lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh xin đưa toàn bộ người nghiện đi cai. Trong đó có cả mẹ vợ của tôi.

Tôi đưa toàn bộ số người nghiện lên bản mới Tả Ló San, cách Trung tâm xã 2 ngày đường, vừa khai hoang dựng nhà cho bản mới, vừa làm đường, làm lán, vừa để cai thuốc phiện. Đồn Biên phòng hỗ trợ cán bộ quản lý quân số, cán bộ quân y và thuốc men. Những người già yếu, sức đề kháng kém như mẹ vợ tôi thì đưa về trung tâm xã cai nghiện tập trung. Mẹ vợ tôi nghiện 37 năm. Cai cho bà khổ lắm, 3 lần mới thành công.

Rồi ông chỉ sang nguyên Trưởng bản Vù Vù Sinh ngồi kế bên: Thằng này đây này, xưa cũng nghiện, mình phải đi cai cho nó, bực mình sắp chết! Bọn này bị đưa bản xa, đi bộ 2 ngày đường, 2 năm liền ở đấy, lấy thuốc phiện đâu mà ăn? Trốn làm sao được, Biên phòng họ canh giữ cả ngày đêm. Mà không làm thế còn lâu cai được. Đúng không?

Nguyên trưởng bản Vù Vù Sinh đỏ mặt gãi đầu cười, khẳng định: “Vâng! Đúng thế chị ạ! Ngày ấy anh Sinh không làm như thế thì mình và nhiều người khác bây giờ nghiện to rồi! Vì thế mà năm 1999 xã mình được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Và cũng kể từ đó đến nay, người Hà Nhì ở Sín Thầu không có người nghiện ma túy”.

“Giữ lửa”… cho mai sau

Mặt trời đứng bóng, chúng tôi chia tay ông Sinh và bản Tả Ko Khừ, hành trình lên bản A Pa Chải. Đó là bản có ngã ba biên giới, giáp 3 nước Việt –Trung – Lào.

Già làng Lỳ Xuyến Phù, bản A Pa Chải, chia sẻ: Cả xã Sín Thầu có diện tích hơn 16.000ha, dân số hơn 1.400 người cư trú ở 7 bản. - Trong đó có bản Tả Ko Khừ và A Pa Chải, trên 98% là người dân tộc Hà Nhì. Toàn xã có 40,5km đường biên giới quốc gia, có 16 cột mốc, trong đó có cột mốc tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Ông Lỳ Xuyến Phù vóc dáng to khỏe, ngũ quan hài hòa, mặt trời gác non ông vẫn kể về đời mình, đời người đảng viên kiên trung, người lãnh đạo xã Sín Thầu của những năm trước. Chắp nối câu chuyện từ nhiều mẩu kể: Năm 1979, trong cuộc chiến bảo vệ biên giới, ông Lỳ Xuyến Phù còn trẻ, làm xã đội trưởng cùng với bà con người Hà Nhì chuyên chuyển súng, đạn, gạo phục vụ cho chiến dịch chống giặc ngoại xâm.

“Lúc đó, tôi kêu gọi và chỉ huy 60 dân quân xã Sín Thầu tham gia cùng Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên Phòng) chiến đấu tại điểm cao 1.296 (bản A Pa Chải) và các chốt biên phòng, ngăn không cho quân xâm lược vào sâu biên giới. Bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cột mốc A Pa Chải. Nếu kể về những tháng ngày người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc giúp bộ đội bảo vệ biên giới thì nhiều gương lắm. Từ đời ông tôi, bố tôi rồi đến đời tôi và các em tôi… thế hệ con tôi, cháu tôi cũng sẽ làm thế thôi. Vì đó là quê hương, là Tổ Quốc của chúng tôi. Dù bao nhiêu năm sau nữa thì con cháu chúng tôi cũng phải làm như thế.” Ông Phù nói.

a5.jpg
Bộ đội Biên phòng giúp bà con Hà Nhì làm ruộng.

Nhọ mặt người, chúng tôi đến Đồn Biên phòng A Pa Chải. Đón chúng tôi là Thiếu tá Đặng Văn Tuấn, Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng A Pa Chải kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về người Hà Nhì ở ngã ba biên giới chân tình, chất phác, đoàn kết, một lòng trung kiên theo Đảng.

Thiếu tá Đặng Văn Tuấn gắn bó với Đồn Biên phòng A Pa Chải đã lâu, hiểu tính cách, lối sống của người Hà Nhì, thuộc tính cách già làng Lỳ Xuyến Phù, người có uy tín Pờ Dần Sinh… như cha ruột.

Anh nói: “Bà con Hà Nhì ở Sín Thầu thực sự rất tốt. Luôn đoàn kết, thủy chung, gắn bó keo sơn… Không theo đạo lạ, không nghe kẻ xấu, không di cư tự do, không phá rừng... Họ luôn động viên, cổ vũ, giúp đỡ cán bộ chiến sỹ, đồn Biên phòng A Pa Chải tuần tra, bảo vệ biên giới. Chính vì vậy mà chúng tôi thấy trách nhiệm bảo vệ biên cương càng thêm cao cả, tự hào.”

Ngoài những câu chuyện kể về người Hà Nhì hiếu học, giúp bộ đội Biên phòng giữ vững biên cương, những tấm gương giữ rừng, giữ bản…, còn có những tấm gương về lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Những gia đình nhiều thế hệ như gia đình ông Pờ Dần Sinh đóng nguồn nhân lực tri thức cho huyện, cho xã rất đáng kể… Họ còn là những gia đình đi đầu phong trào làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, làng bản…không phải bằng những phi vụ làm ăn lừa dối. Mà chính bởi những sự siêng năng cần cù, chăm chỉ. Họ yêu đất, yêu rừng, yêu quê hương, dân tộc mà dần hình thành nên bản quán. Nói đến người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc, họ luôn tiên phong đi đầu những phong trào tích cực ở Mường Nhé, Điện Biên.

Bài liên quan
  • Điện Biên khát vọng làm giàu từ đất
    (TN&MT) - Lâu nay, đồng bào các dân tộc Điện Biên luôn có khát vọng vươn lên làm giàu từ đất. Nhiều mô hình kinh tế nông lâm ra đời rồi đổ bể… Sau 10 năm (kể từ năm 2009) Điện Biên trồng thí điểm cây mắc ca trên đất dốc thành công. Nay là giai đoạn Điện Biên nhân rộng mô hình, với hy vọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Song, vẫn còn đó những khó khăn, cần lắm sự quyết tâm của phía người dân, sự đầu tư mạnh mẽ từ doanh nghiệp và công tác dân vận của chính quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO