Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 4/5/2025 4:55 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 30/09/2021 , 15:26 (GMT+7)

Người đảng viên uy tín ở Họ giáo Hưng Long Nam

Thứ Năm 30/09/2021 , 15:26 (GMT+7)

(TN&MT) - Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình xuất hiện nhiều gương đảng viên là người công giáo có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Trong số những đảng viên tiêu biểu ấy phải kể đến cụ ông Phạm Phú Dư là người theo đạo Công giáo thuộc Họ giáo Hưng Long Nam, thôn Hưng Long Nam, xã Đông Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Dù đã 93 năm tuổi đời, trên 60 năm tuổi Đảng nhưng ở trên cương vị nào ông Dư cũng luôn phát huy phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, nỗ lực cống hiến hết mình dựng xây quê hương đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.

Người đảng viên lão thành Phạm Phú Dư ở Họ giáo Hưng Long Nam, xã Đông Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Tìm về nhà của người đảng viên công giáo Phạm Phú Dư trong một ngày tháng 9, trong khuôn viên ngôi nhà lợp mái ngói 4 gian nhỏ nhắn, xuất hiện trước mắt chúng tôi là một cụ ông râu tóc bạc phơ, ăn mặc giản dị, gương mặt hiền hậu. Sinh ra và lớn lên tại quê hương Đông Long, Tiền Hải (Thái Bình), năm 24 tuổi nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc chàng trai trẻ Phạm Phú Dư viết đơn lên đường nhập ngũ tham gia chiến trường Lào (1953), rồi cùng các đồng đội làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Sau nhiều năm cống hiến trong quân ngũ rồi lập gia đình, năm 1983, ông được về nghỉ hưu theo chế độ.

Với phẩm chất người đảng viên cách mạng, sau khi trở lại quê hương được sự tín nhiệm của bà con giáo dân cũng như chính quyền địa phương, ông Phạm Phú Dư đứng ra gánh vác trọng trách làm Bí thư Chi bộ thôn Hưng Long Nam, góp phần quan trọng củng cố, duy trì mối đoàn kết lương – giáo, cùng bà con giáo dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.

Mặc dù đã nghỉ công tác nhiều năm, nhưng đến nay khi được hỏi về thế hệ đảng viên lão thành cách mạng thì không chỉ bà con giáo dân thôn Hưng Long Nam mà nhiều cán bộ địa phương xã Đông Long đều nhắc đến cụ ông Phạm Phú Dư như một tấm gương sáng, luôn đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Thái Bình đến thăm gia đình ông Phạm Phú Dư.

Ông Đỗ Văn Duy, Chủ tịch MTTQ xã Đông Long chia sẻ: Năm 2008 khi cơn bão số 8 đổ bộ trực tiếp vào Thái Bình, gần 100 ngôi nhà trong thôn bị chìm trong nước, nhiều tài sản bị cuốn trôi. Đời sống bà con lúc đó hết sức khó khăn. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong thôn, tỉnh Thái Bình đã có chủ trương chuyển các hộ dân ngoài đê vào khu tái định cư của xã. Việc thực hiện dự án ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, bởi tâm lý không gia đình nào muốn rời xa ngôi nhà mà bao đời nay đã gắn bó. Hiểu được tâm lý đó, ông Dư đã cùng với cấp ủy chính quyền địa phương “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động để bà con hiểu đúng về chủ trương của huyện và tỉnh. Với phương châm vận động con cháu trong nhà trước, sau đó đến bà con trong dòng họ và nhân dân trong thôn. Kết quả, sau 2 năm miệt mài cùng chính quyền các cấp làm công tác dân vận, 100% số hộ dân đã về nơi ở mới ổn định cuộc sống, bà con không còn nỗi lo thường trực mỗi mùa mưa bão về.

Không dừng lại ở đó, trong thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, ông Phạm Phú Dư còn tích cực vận động bà con giáo dân hiến đất làm đường, mở rộng đường giao thông nông thôn. Năm 2012, ngay khi có chủ trương mở rộng đường trong thôn, gia đình ông Dư đã tự nguyện hiến hơn 100m2 đất trị giá hàng chục triệu đồng để mở rộng con đường.

Đảng viên Phạm Phú Dư chia sẻ: “Bí quyết để người dân đồng thuận với các chủ trương của chính quyền chính là việc nói phải đi đôi với làm, nhân dân chỉ nhìn và tin khi mình làm thôi chứ nói suông, người dân không nghe đâu”.

Huân huy chương, bằng khen mà các cấp trao tặng ông Phạm Phú Dư về những cống hiến, đóng góp của mình.

Từ việc gương mẫu đi đầu của gia đình ông Dư, nhiều bà con giáo dân tại thôn Hưng Long Nam đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất với phương châm “đường mở đến đâu, người dân hiến đất đến đó”, chả mấy chốc mà con đường đất lầy lội rộng chỉ 2m trước kia đã thành con đường bê tông rộng 4m, khang trang sạch đẹp. Trong việc bê tông hóa con đường, Nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, ông Dư đã cùng chi bộ đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con giáo dân trong thôn người góp của, người góp công từ đó mà con đường mơ ước của người dân trong thôn đã trở thành hiện thực.

Ông Đỗ Văn Duy, Chủ tịch MTTQ xã Đông Long cho biết: Mặc dù năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng ông Phạm Phú Dư vẫn tích cực tham gia nhiều phong trào, hoạt động mà địa phương tổ chức. Gần đây nhất là sau khi được Ban Chỉ đạo Đề án “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng biên giới, hải đảo” tặng tủ sách, ông cùng ban họ giáo dành riêng một căn phòng trong nhà thờ, kê tủ sách, bàn ghế để các cháu học sinh cùng bà con có chỗ đọc sách, nghiên cứu tài liệu.

Đáng quý hơn nữa, ông Dư còn là người nhiệt thành truyền đạt kiến thức, dạy dỗ thế hệ sau, nhất là con, cháu trong gia đình đi theo lý tưởng cách mạng, trở thành những cán bộ, đảng viên đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương. Tiếp nối truyền thống gia đình, con trai ông Phạm Phú Dư là anh Phạm Quý Bình cũng là một Đảng viên người công giáo, hiện đang giữ chức vụ Bí thư Chi bộ thôn Hưng Long Nam, xã Đông Long, huyện Tiền Hải.

Có thể nói sự đổi thay của Họ giáo Hưng Long Nam hôm nay không thể không kể đến những đóng góp, nỗ lực của những thế hệ đảng viên như ông Phạm Phú Dư- những người có uy tín, được nhân dân kính trọng. Những đóng góp của họ đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ sở ghi nhận bằng nhiều bằng khen, giấy khen trong thời kỳ ông Dư trải qua các vị trí công tác hay khi trở về đời thường.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất