Người dân Thủ đô hào hứng với máy lọc nước uống từ không khí

21/11/2018, 17:26

(TN&MT) - Thời gian gần đây, nhiều người dân đến thăm quan, vui chơi tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, quanh khu vực Hồ Gươm đều rất hứng thú khi trực tiếp được...

(TN&MT) - Thời gian gần đây, nhiều người dân đến tham quan, vui chơi tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, quanh khu vực Hồ Gươm đều rất hứng thú khi trực tiếp được uống nguồn nước sạch từ máy lọc nước không khí đặt gần chân tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Qua tìm hiểu, được biết vào khoảng đầu tháng 11/2018, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành lắp đặt chiếc máy lọc nước uống từ không khí tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ. Đây cũng là một trong hai chiếc máy lọc nước uống từ không khí ngoài trời tự nhiên được một Công ty của Israel tặng thành phố Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Israel.
 
máy lọc nước uống từ không khí tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ.
Máy lọc nước uống từ không khí tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Nghiêm Đình Bảy – Phụ trách kỹ thuật vận hành máy lọc nước cho biết: Máy lọc nước uống từ không khí lắp đặt tại đây có khả năng hút ẩm, làm sạch không khí và tạo ra được nước tinh khiết. Tính trung bình một ngày hoạt động, máy lọc nước có thể tạo ra được khoảng 700 lít nước. Đặc biệt, nguồn nước được lấy ra từ máy lọc nước không khí nói trên hoàn toàn đảm bảo về mặt sức khỏe cho người dân sử dụng, nhờ bộ xử lý lọc cặn, khoáng hóa than hoạt tính và xử lý vi sinh nhờ đèn tia UV.
Không những thế, ngay cả trong điều kiện không khí bị ô nhiễm cao, máy lọc nước không khí vẫn hoạt động hiệu quả, vừa xử lý được không khí nhiễm bẩn vừa tạo ra được lượng nước sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân Thủ đô. Ưu điểm, cũng như tính tiện dụng hơn nữa của máy là có thể tạo ra được cả nguồn nước lạnh và nước bình thường, ngay cả trong những ngày thời tiến nắng nóng gay gắt.
Không chỉ có vậy, máy lọc nước của Israel còn có hệ thống tưới nước cho cây, nhờ chính nguồn nước được lọc từ không khí. Máy vận hành bằng điện nhưng nếu lựa chọn thêm tấm pin năng lượng mặt trời thì máy có thể tự vận hành mà giá cả lại phải chăng. Thiết bị nói trên cũng được đánh giá là một trong những máy lọc nước sử dụng giải pháp công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường đã được cấp bằng sáng chế của Israel giúp tạo ra nguồn nước uống sạch dồi dào và có khả năng tái tạo. 
Người dân Thủ đô hào hứng với máy lọc nước uống từ không khí
Người dân Thủ đô hào hứng đón nhận máy lọc nước uống từ không khí thân thiện với môi trường
Bà Nguyễn Thị Hương Trà – Người dân phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: Việc UBND thành phố Hà Nội cho triển khai lắp đặt máy lọc nước uống từ không khí tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Máy lọc nước đã đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân sinh sống xung quanh, phục vụ du khách thập phương trong nước và quốc tế đến tham quan, khám phá Thủ đô.
Không chỉ có người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất vui vì được sử dụng nguồn nước sạch tiện dụng và miễm phí phục vụ cộng đồng
Không chỉ có người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất vui, vì được sử dụng nguồn nước sạch tiện dụng và miễm phí phục vụ cộng đồng
Anh Trần Duy Khoa – Phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng cho biết: Đây là cái máy hai trong một rất tiện lợi và ý nghĩa với môi trường. Hầu hết người dân đến đây đều tỏ ra rất hứng thú với chiếc máy lọc nước uống từ không khí. 
“Với những hiệu quả ban đầu đã đạt được, nhất là sự đón nhận hào hứng, nhiệt tình của nhân dân. Hy vọng rằng trong thời gian tới, những chiếc máy lọc nước từ không khí như thế này sẽ còn được triển khai lắp đặt ở nhiều vị trí khác trên địa bàn thành phố, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nước sạch ngày càng cao của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế” – anh Khoa vui vẻ nói.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
  • Quảng Nam: Để người dân được tiếp cận nguồn nước bền vững
    (TN&MT) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và làm giảm nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
  • Bổ sung một số quy định về tài chính nước trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Góp phần tính đúng, tính đủ giá trị sử dụng nước
    (TN&MT) - Tài chính tài nguyên nước là nội dung đã được quy định ở Luật Tài nguyên nước 2012, là cơ sở để huy động nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên nước quốc gia, thu được tiền ngân sách nhờ nguồn cấp quyền khai thác và thuế phí tài nguyên nước.
  • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chiều ngày 6/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO