Người dân sống trong sợ hãi cạnh mỏ đá Tùng Cường: Đề nghị thu hồi một số vị trí khai thác

Phạm Tuân - Thảo Chi | 08/07/2021, 09:00

(TN&MT) - UBND huyện Quỳ Châu đã có báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan đến mỏ đá Tùng Cường gửi UBND tỉnh Nghệ An và các bên liên quan. Qua đó, cơ quan chức năng đề nghị thu hồi một phần diện tích mỏ khai thác đá đã cấp cho Công ty TNHH Tùng Cường.

Người dân sống bất an

Ngày 08/6/2021, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài “Quỳ Châu (Nghệ An): Người dân sống trong sợ hãi cạnh mỏ đá Tùng Cường”. Bài báo nêu ra phản ánh của người dân bản Lầu, xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) rằng mỏ đá Na Bàng của Công ty TNHH Tùng Cường sau khi thực hiện nổ mìn để khai thác đá, ngoài tạo ra tiếng ồn, rung lắc thì còn khiến cho đá bay vào vườn, khu dân cư. Thực trạng trên đã đe dọa đến tài sản và tính mạng của hàng chục hộ dân sống xung quanh.

Trao đổi với chúng tôi, anh Vi Văn Sáu, ở Bản Lầu, cho biết: “Vào khoảng hơn 10h ngày 31/5/2021, khi cả gia đình đang nghỉ ngơi trong nhà, ban đầu nghe tiếng nổ ầm ầm như tiếng sấm, sau đó thấy đá bay vèo vèo làm thủng cả mái ngói nhà”. Vừa nói anh Sáu vừa chỉ cho chúng tôi những chỗ mái ngói bị thủng do đá văng và chỗ mái fibro xi măng bị đá cắt phăng một mảnh lớn. Đồng thời lôi ra những cục đá lớn bằng nắm tay, được gói bọc cẩn thận trong lớp giấy báo để làm… “vật chứng”.

Đường vào mỏ đá Tùng Cường

Nhà bà Lương Thị Hồng cũng bị thiệt hại tương tự. “Khi đá văng vào nhà, văng qua cửa sổ vào tận giường ngủ thì đứa cháu ngoại mới mấy tháng tuổi đang nằm chơi, may mà không trúng cháu. Đá văng làm hỏng một vài chỗ trên mái ngói và còn văng trúng con lợn trong chuồng bị thương…”.

Được biết, qua khảo sát của chính quyền xã Châu Tiến có 12 hộ dân bị ảnh hưởng do đá văng vào nhà, đặc biệt là 7 hộ dân bị thiệt hại đáng kể nhất sau vụ nổ mìn khai thác đá vào ngày 31/5 của mỏ đá Tùng Cường. Tất cả ý kiến của các hộ dân đều thể hiện sự lo sợ cho tính mạng và tài sản của họ và mong muốn các cấp chính quyền có giải pháp triệt để nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Mỏ đá có nhiều vị trí quá gần nhà người dân bản Lầu, xã Châu Tiến

Được biết, cũng liên quan đến mỏ đá Tùng Cường này, vào năm 2020 chính quyền cấp xã, huyện cùng với Sở TNMT và Sở Công Thương Nghệ An đã lập đoàn để kiểm tra hoạt động của mỏ đá này.

Ông Sầm Thanh Hoài - Phó chủ tịch UBND xã Châu Tiến, cho biết: “Sau khi nhận thông tin từ người dân, UBND xã đã lập đoàn kiểm tra và cho thống kê thiệt hại do đá văng. Đồng thời thực hiện báo cáo nhanh lên UBND huyện. Đến ngày 01/6 UBND xã lại tiếp tục có báo cáo về việc xử lý phản ánh của các hộ dân tại bản Lầu về việc Công ty TNHH Tùng Cường thực hiện nổ mìn khai thác đá làm đá văng vào các hộ dân”.

Mỏ đá Tùng Cường nổ mìn khiến đá văng vào nhà dân gây vỡ ngói, thủng nhà

Được biết, sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Châu Tiến, ngày 03/6/2021, UBND huyện Quỳ Châu đã có văn bản chỉ đạo Công ty TNHH Tùng Cường phải thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các nội dung kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tại Công văn 6704/STNMT-KS ngày 22/12/2020. Riêng đối với Khu vực moong tiếp giáp đường dân sinh kéo từ điểm mốc số 4 đến số 5 và số 1 yêu cầu Công ty không được khai thác tại khu vực này do gần sát nhà dân và đường dân sinh. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khai thác mỏ, nâng cao hệ số tận thu khoáng sản, đúng công suất, sản lượng đã nêu trong giấy phép khai thác mỏ….

Nếu Công ty TNHH Tùng Cường không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc, không đúng các nội dung nêu trên thì phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Mỏ quá gần dân – Đề nghị thu hồi một phần

Trong báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu gửi UBND tỉnh Nghệ An và cơ quan chức năng, hiện trạng mỏ đá tại địa điểm nói trên thì khu vực moong phía Tây kéo dài từ vị trí số 01 đến 04 và 05 quá sát nhà dân.

Đây là những khu vực khi chủ mỏ nổ mìn, đất đá có thể văng vào khu vực dân cư bất cứ lúc nào và hậu quả thiệt hại về người cũng như tài sản không thể lường trước hết được.

“Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành kiểm tra, xem xét, đình chỉ hoặc thu hồi một số vị trí khai thác trong khu vực cấp mỏ của Công ty TNHH Tùng Cường vì gần khu dân cư (từ mốc 1 đến mốc 4 và 5)” – văn bản báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu nêu.

Người dân nhặt những hòn đá văng vào nhà cất để làm "vật chứng" tố mỏ đá Tùng Cường gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản trong suốt nhiều năm qua

Cũng theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu thì tại những vị trí khai thác nói trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng của các hộ dân sinh sống liền kề với mỏ đá.

“Cần xác định rõ ranh giới, vị trí khu vực đình chỉ khai thác (vì theo Thông báo kết luận của đoàn kiểm tra Sở Tài nguyên và Môi trường Công văn số 6704/CV-STNMT-KS ngày 22/12/2020, chưa nêu rõ ranh giới, vị trí, khoảng cách, diện tích được phép khai thác để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khu vực liền kề). Trong quá trình khoan nổ mìn khai thác trên đỉnh mỏ sẽ tạo áp lực gây rơi, tụt các vỉa đá tại moong phía Tây và Tây Nam tiếp giáp với nhà dân và đường dân bản Lầu, xã Châu Tiến” – văn bản báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu kiến nghị tới UBND tỉnh Nghệ An.

Mỏ đá Na Bàng của Công ty TNHH Tùng Cường cũng chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất khu vực xưởng chế biến công trình phụ trợ, bãi tập kết xe máy

Như vậy, với việc kiểm tra thực tế các vị trí khai thác đã được cấp phép cho Công ty TNHH Tùng Cường mà UBND huyện Quỳ Châu đã báo cáo sau khi có phản ánh của người dân và các cơ quan báo chí thì hiện trạng các vị trí (01 đến 05 và 04) thuộc phạm vi mỏ đá tại bản Lầu đã quá sát các hộ dân cư liền kề.

Đáng chú ý là khu vực xưởng chế biến công trình phụ trợ, bãi tập kết xe máy mà Công ty TNHH Tùng Cường lâu nay đang sử dụng theo kiểu “xài chùa” chứ chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Xung quanh sự việc này, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Nghệ An cũng đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, yêu cầu Công ty TNHH Tùng Cường khôi phục lại các mốc ranh giới mỏ nói trên.

Mặt khác, cơ quan chức năng cũng yêu cầu Công ty TNHH Tùng Cường khẩn trương khơi dòng chảy khu vực xe tại tuyến đường vào mỏ, để tránh ảnh hưởng tới tài sản của các hộ gia đình khi mùa mưa lũ về, phải xong trước ngày 30/6/2021.

Mỏ đá của Công ty TNHH Tùng Cường đang gây nên những bất bình cho người dân sống xung quanh trong suốt thời gian qua nhưng không được xử lý triệt để

Đến đây, dư luận đặt câu hỏi tại sao gần 10 năm nay, khi tiến hành khảo sát, lập hồ sơ cấp phép khai thác mỏ cho Công ty TNHH Tùng Cường, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An lại không nhìn thấy các vị trí tiếp giáp sát nhà dân (vị trí số 01 đến 05 và 04) mà vẫn chấp thuận cấp phép khai thác cho đơn vị này?

Phải chăng năng lực thẩm định và quy trình áp dụng các quy định của pháp luật liên quan của cơ quan chức năng được giao kiểm tra để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc cấp phép khai thác mỏ đá Na Bàng tại bản Lầu, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu của các cơ quan chức năng có “vấn đề”?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Nghệ An: Người dân lo ngại vì Công ty Biomass Fuel Việt Nam xả khói mù mịt ra môi trường
    Từ khi Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đi vào hoạt động (địa chỉ tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vào đầu năm 2021, đơn vị này thường xuyên xả khói thải “mù mịt” ra môi trường khiến cho người dân sống gần khu vực này không khỏi lo ngại.
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Xã Thọ Điền (Hà Tĩnh): Dân "khát" bên nhà máy nước sạch
    Nhà máy nước sạch tập trung tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đầu tư rất bài bản, tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, trong khi người dân rất cần nước sạch để sinh hoạt.
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO