Người dân Quảng Nam, Đà Nẵng hối hả kéo thuyền, chằng chống nhà cửa ứng phó bão Noru

Lan Anh | 25/09/2022, 17:21

(TN&MT) - Được dự đoán là nằm ở tâm bão Noru khi đổ bộ vào đất liền, người dân ven biển Đà Nẵng, Quảng Nam đang tất bật triển khai nhiều biện pháp đối phó với cơn bão mạnh này.

Tại TP. Đà Nẵng, ghi nhận trong ngày 25/9, dọc âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Đà Nẵng dùng ca nô chuyên dụng chia làm 2 mũi đi tuyên truyền, yêu cầu các chủ tàu bán dầu về nơi neo đậu, giằng néo đảm bảo an toàn. Một mặt, bộ đội Biên phòng kêu gọi từng chủ tàu cá vào nơi neo đậu, tranh thủ bán hải sản rồi sắp xếp nơi tránh trú an toàn. Đồng thời, hướng dẫn tàu cá neo đậu, giằng néo đảm bảo an toàn, tránh va đập khi bão Noru đổ bộ.

danang3.jpg
Lực lượng chức năng hỗ trợ ngư dân di chuyển ghe thuyền lên bờ 

Ngư dân Phạm Thanh, trú quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho hay: Được khuyến cáo đây là cơn bão lớn, từ sáng sớm chúng tôi đã ra đây gia cố, neo đậu, buộc tàu vào cầu thật chắc chắn. Tài sản của cả gia đình là con tàu này, nên chúng tôi cố gắng làm sớm để đảm bảo an toàn.

danang1.jpg
Tất cả các phương tiện tàu thuyền được hướng dẫn di chuyển vào bờ an toàn trước giờ bão đổ bộ

Đến thời điểm này, Bội đội Biên phòng TP. Đà Nẵng đã kiểm đếm được hơn 1.200 tàu cá vào neo đậu tại cảng cá. Hiện, đang giữ liên lạc với 83 tàu cá với gần 500 lao động đang hoạt động ngoài biển; chủ yếu là khu vực bắc biển Đông- Hoàng Sa với 61 phương tiện. Toàn bộ chủ tàu cá đã nhận được thông tin về hướng di chuyển, cường độ bão Noru để chủ động di chuyển trú tránh. Trong đất liền, lực lượng biên phòng thành tăng cường tuần tra, hỗ trợ tàu cá neo đậu, chằng néo đảm bảo khoảng cách và an toàn khi bão đổ bộ.

danang4.jpg
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4

Là địa phương nằm sát biển, ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho hay: Sáng nay chúng tôi đã họp toàn bộ khu dân cư, tổ dân phố và toàn bộ các lực lượng để chỉ đạo, phân công toàn bộ và từng cán bộ công chức, lực lượng cán bộ để hỗ trợ chằng chống nhà cửa. Đối với tàu thuyền thì toàn bộ phường có gần 400 chiếc tàu thì đã về neo đậu an toàn tại cảng cá và âu thuyền Thọ Quang.

Tại các khu, điểm dân cư tạm bợ, lãnh đạo TP. Đà Nẵng yêu cầu các ban ngành hữu quan cần chung tay tham gia phòng chống bão, vận động toàn bộ người dân đi sơ tán, tránh trú bão an toàn tại các điểm tập trung như trường học kiên cố… tuyệt đối không ở lại nhà tạm trong khi bão đổ bộ.

hoian1.jpg
Người dân Hội An xúc cát để chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của mình

Lo bão lớn đổ bộ, từ sáng ngày 25/9, người dân dọc ven biển TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã chằng chống nhà cửa, nhà hàng và neo đậu tàu thuyền, ca nô vào nơi an toàn. Nhiều bao cát nặng được người dân sử dụng đặt lên trên mái nhà, cửa sổ, đồng thời tiến hành chằng chống cố định mái nhà và chòi tranh bằng dây thừng. Hiện các tàu thuyền, ca nô đã chạy vào bến Cửa Đại neo đậu an toàn và một số người dân tháo dỡ các thiết bị máy móc, áo phao trên các tàu ca nô đem lên bờ để bảo quản.

z3749079814034_34dbd40ca39289f68260c625941749ee.jpg
Các bờ bao cát được dựng dày đặc các điểm du lịch ven biển Cửa Đại, Hội An đối phó bão lớn

Ông Lê Hưng Thắng, trú khối phố Phước Tân, phường Cửa Đại cho biết: Chúng tôi rất lo vì đài báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam, Đà Nẵng với sức gió lớn. Ngay từ sáng tôi cùng với gia đình xúc cát để đưa lên mái nhà, tranh thủ sắp xếp bàn ghế đưa vào kho.

hoian4.jpg
Xe đào được huy động để gia cố chân kè chắn sóng

Để chủ động ứng phó cơn bão số 4, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, sáng nay, chính quyền TP Hội An đã tổ chức cuộc họp về triển khai ứng phó với cơn bão số 4 và lên kế hoạch sơ tán dân nếu bão số 4 đổ vào đất liền vào trúng tâm bão ở địa phương. Hội An cũng yêu cầu rà soát, kiểm kê các công trình bị xuống cấp, hư hại để cho di dời người dân về nơi an toàn.

Trước dự báo bão Noru mạnh cấp 14 đang di chuyển nhanh về miền Trung, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã ra công điện khẩn yêu cầu lãnh đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, tuyệt đối không chủ quan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đói nghèo đã dần lùi vào quá khứ
(TN&MT) -Tôi vội về miệt vườn Tân Phú (Đồng Nai) khi nghe tin người dân nơi đây đã vượt lên được nỗi buồn "tiêu thua, điều thiệt" để tìm ra hướng đi mới, vực lên cái nghèo, cái thua thiệt của những mùa xưa cũ...
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình trước tác động biến đổi khí hậu: Giải quyết nỗi lo sạt lở bờ biển
    (TN&MT) - Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116km với nhiều khu đông dân cư sống ven biển.
  • Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa và nắng nóng kỷ lục
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt gây nên tình trạng thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO