Ngôi trường “chắp vá” trên đỉnh Phia Khăm

Đình Tiệp | 21/05/2021, 17:10

(TN&MT) - Gọi là trường “chắp vá” bởi vì những phòng học, lớp học tại trường đều đã xuống cấp quá nghiêm trọng. Mối, mọt, mọi thứ đều rách nát nên các thầy cô giáo phải dùng những tấm bạt, những tấm phên tre nứa thưng lại, chằng chống tạm bợ để cho các em học sinh có nơi “tìm cái chữ”…

Vào những ngày giữa tháng 5 nóng như đổ lửa của tiết trời miền Tây xứ Nghệ, vượt hơn 300 cây số, chúng tôi từ TP. Vinh dò tìm vào Trường PTDTBT Tiểu học Bắc Lý 1. Nằm cách thị trấn Mường Xén (huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) khoảng 45km, con đường dốc núi uốn lượn quanh co khiến cho quãng đường tưởng chừng như thêm phần kéo dài.

Bỏ dở buổi tập huấn, đón chúng tôi tại trường, thầy giáo Doãn Chí Trung – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Bắc Lý 1 mời khách nghỉ ngơi khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho 3 thầy giáo dùng xe máy chở chúng tôi vào điểm trường bản Phia Khăm 1.

Đường vào điểm trường bản Phia Khăm 1

Điểm trường bản Phia Khăm 1 dù chỉ nằm cách trung tâm xã Bắc Lý khoảng 5 -6km nhưng đường rất khó đi vì đang là đường đất. Dốc đá quanh co, đá hộc lởm chởm nên việc vào điểm trường cực kỳ gian nan, vất vả. Mặc dù đã được các thầy “cảnh báo” trước đó về độ khó của đường đi nhưng chúng tôi cũng chưa thể hình dung được về “le vờ” gian nan của con đường độc đạo tiếp cận điểm trường này.

Cả 3 chiếc xe máy ì ạch lên đường. Con đường dốc cao chót vót, lởm chởm đá khiến cho những chiếc xe máy lảo đảo, tiếng máy gầm rú nhả khói khét lẹt. Đến cuối dốc thì chiếc xe chở anh bạn đồng nghiệp của tôi bị hỏng. Khi đó, chúng tôi mới hiểu được mục đích của các thầy bởi trước đó tôi cứ đặt câu hỏi “tại sao có 2 nhà báo đi mà thầy giáo hiệu trưởng lại cho những 3 xe máy “tháp tùng””. Xe “sơ cua” phát huy tác dụng tức thì, nhanh chóng chở anh đồng nghiệp của tôi tiếp tục hành trình vào bản.

Một góc bản Phia Khăm 1

“Đi vào trong này có 2 điểm trường thuộc Trường PTDTBT Tiểu học Bắc Lý 1 là điểm bản Phia Khăm 1 và Phia Khăm 2. Cả 2 điểm trường đều rất khó khăn từ đường đi đến cơ sở vật chất, các thầy cô giáo “cắm bản” trong này rất vất vả, thiệt thòi đủ đường” – Thầy giáo Lâm Văn Giáp, “tài xế” chở tôi đi kể.

Mất hơn 30 phút vật lộn với con đường dốc đá, bản Phia Khăm 1 hiển ra trước mắt. Đây là ngôi bản nằm cheo leo bên sườn núi, những ngôi nhà sàn nhỏ thấp đặc trưng của người dân tộc Khơ Mú nằm san sát. Cả bản có 120 hộ dân, thì tất cả đều là dân tộc Khơ Mú, phần lớn là hộ nghèo. Điểm trường Phia Khăm 1 nằm trên một ngòn đồi cao nhất của bản, 3 phía là nhà người dân vây quanh, phía sau là dốc núi thẳng đứng.

Điểm trường Phia Khăm 1 thuộc Trường PTDTBT tiểu học Bắc Lý 1 nằm cheo leo trên đỉnh đồi

Đón chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng cho các cháu học sinh lớp 1 mà cô phụ trách ngồi tự học. Thấy người lạ vào lớp, các cháu nhỏ đứng dậy vòng tay ngoan ngoãn đồng thanh “chúng em chào thầy ạ”.

Cô Hằng kể, trước đây điểm trường Phia Khăm 1 có 5 lớp học từ khối 1 đến khối 5. Tuy nhiên, từ năm học 2018-2019 có chủ trương chuyển các cháu từ khối 3 đến khối 5 ra điểm trường chính ở trung tâm xã. Từ đó đến nay điểm trường Phia Khăm 1 này còn lại 2 lớp là lớp 1 và lớp 2.

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng vẫn miệt mài "gieo chữ" trong lớp học xập xệ, chắp vá

Được biết, để tạo điều kiện cho các thầy cô ổn định gia đình, yên tâm công tác, nhà trường đã phân công cho đôi vợ chồng thầy Phan Văn Khanh và cô Nguyễn Thị Thúy Hằng phụ trách giảng dạy tại điểm trường này. Thầy Khanh dạy lớp 2 với 15 học sinh. Còn cô Hằng dạy lớp 1 với chỉ 11 học sinh.

“Ở đây cơ sở vật chất xuống cấp quá rồi. Điểm trường trước đây có 1 dãy nhà với 5 phòng học cho 5 lớp. Do đã được làm từ nhà gỗ, lợp bằng cọ tranh từ hơn 20 năm nay nên các phòng học đều đã xuống cấp trầm trọng. Mối, mọt ăn mục hết các cột, những tấm phên bằng nứa cũng mục nát theo dù đã thay đi thay lại nhiều lần. Hiện, cả dãy 5 phòng học thì còn lại 2 phòng còn có thể “dùng tạm” được dành cho 2 lớp học như hiện nay” – Cô Hằng, tâm sự.

Vợ chồng thầy Khanh, cô Hằng chằng chống phòng học sắp đổ sập

Dẫn chúng tôi tham các phòng học, thầy Khanh lắc nhẹ một cái cột đã mục nát. Mối mọt xào xạc bên trong như đang chực chờ đổ xuống bất cứ lúc nào. Những chiếc cột “rệu rã” được vợ chồng thầy Khanh dùng nhiều cây gỗ, cây tre chằng chống lại chằng chịt.

“Khổ lắm, chỉ sợ những lúc mưa bão, gió lốc ngôi trường đổ sập xuống sẽ nguy hiểm đến tính mạng các cháu học sinh. Chúng tôi dạy và học đều lo nơm nớp mà không biết làm thế nào. Mùa này ở miền núi như xã Bắc Lý mưa gió bất chợt, mà trường lại ở ngay đỉnh đồi nên gió mạnh lắm” – Thầy Khanh nhìn vào những lớp học xập xệ, lo ắng tâm sự.

Nói rồi thầy Khanh kể tiếp, mới cách đây mấy ngày, chiều hôm đó cơn mưa kèm theo gió lớn bất chợt. Các cháu học sinh được nhanh chóng đưa vào những nhà dân gần đó “lánh nạn”. Còn hai vợ chồng thầy Khanh, cô Hằng thì bất chấp nguy hiểm đứng giữ mái tôn khỏi bị bay mái. Cũng may người dân gần đó nhìn thấy thế xắn tay vào giúp. “Đánh đu” với giá bão, chờ đến lúc hết mưa mới dùng thép buộc lại mái tôn để dùng tạm.

Em Cụt Thị Nhi, học sinh lớp 2, điểm trường bản Phia Khăm 1 thường xuyên phải địu đứa em nhỏ trên lưng đến lớp khiến ai nhìn thấy đều không khỏi xót xa, chạnh lòng...

Vào thời điểm chúng tôi có mặt, em Cụt Thị Nhi, học sinh lớp 2, người nhỏ thó đang chăm chú đọc bài trong giờ tự học nhưng địu trên lưng em là đứa em nhỏ mới khoảng 1 tuổi đang ngủ ngon giấc. Nhìn thấy cảnh tượng này không ai không khỏi xót xa, chạnh lòng.

“Ở Phia Khăm đều là đồng bào người dân tộc Khơ Mú, đa số gia đình các cháu đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Thường thì bố mẹ đi làm ăn xa ở trong Nam, ngoài Bắc, ông bà thì thường xuyên đi rẫy nên việc học của các cháu đều phó mặc cho các thầy cô giáo. Cá biệt, ở lớp 2 mà tôi phụ trách thường xuyên có 5 đến 6 em học sinh phải địu em nhỏ trên lưng đến lớp học. Về quy định thì không được phép nhưng do tình thế bắt buộc nên nếu không cho như thế các cháu sẽ nghỉ học ngay” – Thầy Khanh, thở dài nói.

Dẫy phòng học không thể cũ nát hơn ở điểm trường bản Phia Khăm 1

Nói về đời tư, cô Hằng kể: Tôi “bén duyên” với bản vào năm 2011, sau khi tốt nghiệp thì khăn gói lên miền núi. Khi đó, trong suy nghĩ của tôi cũng không thể tưởng tượng được những khó khăn, vất vả thiếu thốn trong việc dạy và học cũng như cuộc sống ở miền sơn cước. Thầy Khanh khi đó cũng dạy học ở Bắc Lý, hai người gặp yêu nhau, sau đó năm 2012 thì “về chung một nhà”. “Hai con nhỏ bất đắc dĩ phải gửi với ông bà nội ở quê dưới Tân Kỳ. Lúc nào cũng nhớ con da diết nhưng vì công việc, vì nhiệm vụ, vì các em học sinh nên đanh phải chấp nhận” – Cô Hằng lau vội nước nước khi nhắc đến 2 người con ở quê.

Việc dạy và học ở điểm trường bản Phia Khăm 1 có quá nhiều thử thách

Thầy Khanh kể tiếp: “Nước để sinh hoạt thì rất hiếm. Ngày nào cũng phải dậy từ 4h sáng đi xách vài can nước về để vợ chồng dùng và đun nước cho các cháu học học sinh uống. Điện cũng không có, mùa hè thì nắng nóng như “lò bát quái”, mùa đông thì gió lùa vào lớp học cũ nát, nhìn các cháu rét run trong những cái áo mỏng manh, cũ kỹ mà thấy xót vô cùng. Chuyện dạy và học trên đỉnh Phia Khăm cơ cực lắm Nhà báo ơi…!”.

Thầy giáo Doãn Chí Trung – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Bắc Lý 1, tâm sự rằng, chuyện dạy và học ở vùng cao là câu chuyện trăn trở còn phải kể dài dài. Riêng ở xã Bắc Lý có đến 5 điểm trường lẻ thì đã có 3 điểm trường gồm điểm trường Phia Khăm 1, Phia Khăm 2 và điểm trường bản Na Kho là phân công cho 2 giáo viên là cặp đôi vợ chồng.

Dãy nhà 5 phòng học (trong tổng số 11 phòng học) của điểm trường chính Trường PTDTBT Tiểu học Bắc Lý 1 cũng đã xuống cấp nghiêm trọng

“Vừa đặc thù công việc, vừa là để đảm bảo hạnh phúc gia đình, chuyện tình cảm gia đình nên phải ưu tiên như thế. Khó khăn, thiếu thốn, vất vả, thiệt thòi về cả vật chất lẫn tinh thần là vậy nhưng các thầy cô trường chúng tôi đều luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học ở mái trường vùng cao Bắc Lý” – Thầy Trung, tâm sự với giọng đầy tự hào.

Bài liên quan
  • Nỗi buồn ở miền Tây xứ Nghệ
    (TN&MT) - Có những người phụ nữ nhiều năm nay bặt vô âm tín, nơi quê nghèo vẫn còn bao nỗi ngóng trông, mong chờ ngày đoàn viên sum họp. Tâm trạng ấy chưa thể nguôi được trong mỗi gia đình ở các bản làng vùng cao vào thời điểm Tết đến. Bi kịch về nạn buôn bán người vẫn dai dẳng nơi miền Tây xứ Nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO