Ngộ sen

Đoàn Thẩm | 04/07/2022, 23:07

(TN&MT) - Giữa Thủ đô san sát nhà cao tầng và ồn ào người xe, tìm được một không gian trong lành và đẹp như Hồ Tây vào mùa sen khác nào lạc vào tiên cảnh. Thế nên, chẳng lạ gì khi tầm này, người người xa gần tấp nập đưa nhau lên Hồ Tây hóng mát, chụp ảnh với sen. Rõ ràng, đây là một cách giải trí, thưởng ngoạn lành mạnh, còn có thể nói là một nét đẹp, nét văn hóa riêng của người Hà thành.

Lang thang trên các lối mòn dẫn vào đầm sen Hồ Tây vào mùa này, bạn sẽ thấy mở ra trước mắt trên là trời, dưới là mênh mông một màu xanh, được tô điểm những búp sen chúm chím, những đóa sen vừa ló rạng, những đài sen kiêu hãnh giữa bông sen đang độ mãn khai. Mỗi hình hài một nét đẹp riêng. Bên cạnh phong cảnh đẹp ấy, những người phụ nữ nền nã duyên dáng trong bộ áo dài, dịu dàng trong bộ tứ thân, bà ba, hay e ấp trong trang phục yếm đào… càng làm cho không gian sen thêm sống động.

Tuy nhiên, cũng không ít hình ảnh diễn ra ở đây đáng phải ngẫm bàn.

sen.jpg

Vào các buổi chiều, tầm từ 5 giờ trở đi, hoặc những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, không gian đầm sen Hồ Tây đậm đặc người. Trên chiếc cầu nhỏ được ghép với nhau bằng những thanh tre mỏng manh hay những con đường mòn ngập cỏ dẫn vào các chòi canh sen, tấp nập nhộn nhịp người đi lại, từng vạt cỏ rạp dưới gót sen. Trong chòi, các chị các cô loạt xoạt thay áo váy, thường là đồ thuê sẵn tại các cửa hiệu cho thuê quần áo trên phố hoặc ngay tại một số cửa hiệu gần đấy mới mở ra do nhu cầu của khách. Bên cạnh những bộ váy áo hợp cảnh hợp người, thì cũng có những trang phục không thể vào mắt được. Nhiều phụ nữ đã qua sinh nở nhưng vẫn tự tin với chiếc yếm trễ nải phô ra một vài “cơ quan” không có “phụ tùng nâng đỡ” nên xộc xệch, sai vị trí. Có những vị không còn chút dấu vết gì của đường cong, ở những chỗ không có yếm che, nào thịt nào da từng ngấn từng vành. Váy vóc thì đủ màu xanh đỏ tím vàng, phẳng có, nhàu nhĩ có,…

Khách vui vì được thỏa sức tạo dáng bên sen bao nhiêu thì chủ đầm, studio và chủ hiệu cho thuê quần áo vui bấy nhiêu. Bởi chi phí vào đầm sen chụp ảnh không rẻ và còn được đẩy lên vào những ngày cao điểm. Trước đây, phí vào đầm theo giá chung là 50.000 đồng/người. Nếu chụp ảnh ở bờ đầm sẽ có giá 30.000 đồng/người, chụp dưới thuyền cho đúng chất “hái sen” thì giá sẽ đắt hơn khoảng 20.000 đồng. Nhiều chủ đầm sen công phu đầu tư “phụ kiện” chum vại, gáo dừa, thuyền, cầu… để đa dạng không gian chụp ảnh. Nếu thuê thêm các phụ kiện kia thì giá tăng gấp 2, gấp 3 lần. Ngoài ra, nếu mua một bó sen bày sẵn (90% được đưa từ nơi khác đến và mượn mác sen Hồ Tây), giá khoảng vài trăm nghìn đồng, khá đắt so với mua ngoài. Gần đây, nhiều           studio linh hoạt, “bao” trọn gói để tiện cho khách, tùy combo mà giá dao động từ vài trăm đến vài triệu. Tuy nhiên, khách đến đầm vẫn đông nườm nượp, âu cũng mừng vì như vậy chứng tỏ đời sống tăng lên, đầu tư dăm trăm, đôi triệu lưu lại những khoảnh khắc đẹp cũng không quá sức, thanh xuân trôi qua có tiền nào mua nổi. Hơn nữa, với cái đẹp thì tiếc làm gì?

Tuy nhiên, không phải cái đẹp nào cũng được áp dụng theo một khuôn mẫu chung. Sen là loài hoa được ví với những nét đẹp vừa thuần khiết, thanh tao, lại vừa giản dị, đồng quê. Bởi vậy, sẽ là đẹp hơn nếu người chụp ảnh bên sen chọn cho mình những trang phục nền nã, dù là yếm hay áo dài, áo tứ thân thì cũng phải hợp cảnh, hợp vóc dáng, làm sao để hoa tôn người và người tô điểm cho hoa. Gương mặt khi chụp ảnh với sen nếu trang điểm quá đậm, quá sắc sảo cũng sẽ trở nên lệch pha, giống như diễn viên trên sân khấu tuồng, chèo chưa kịp tẩy trang đã bước ra ngoài đường giữa ban ngày vậy.

Bao mùa hè đến rồi đi, sen tàn rồi sen nở, chắt lọc tinh túy của trời đất hào phóng ban tặng cái đẹp cho con người. Nhưng, cái đẹp cũng giống như một món ăn, thưởng thức bao nhiêu và thưởng thức như thế nào là đủ, là hợp, điều này phụ thuộc vào gu thẩm mỹ của mỗi người. Chỉ xin hãy nhớ lời các cụ xưa đã răn: Quá hóa ngộ.

Bài liên quan
  • Điện Biên: Tập trung tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn vào hầm thủy điện
    (TN&MT) - Vào khoảng 6 giờ sáng 3/7 tại xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã có trận mưa to gây ra lũ tại khe suối bản Phi Lĩnh. Thời điểm đó, tại công trường hầm thủy điện của Công ty TNHH thương mại số 6 đang có 4 công nhân làm việc tại cửa hầm số 3 (khu vực km 29 thuộc bản Phi Lĩnh 1 xã Si Pa Phìn). Nước lũ cuốn 4 công nhân vào hầm. 3 người kịp thời thoát được ra ngoài nhưng bị thương. Người còn lại bị mắc kẹt trong đường hầm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sinh kế bền vững từ vườn đồi
    (TN&MT) - Những năm qua, TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển kinh tế- xã hội và có nhiều các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về nhà ở, đất ở, vay vốn giúp người dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu ngay trên quê hương của mình.
  • Hậu Giang: Quản lý, khai thác hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Xác định đất đai là nguồn lực quan trọng, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • “Trái ngọt” trên vùng đá tai mèo
    Không  cam chịu cái đói, cái nghèo ông Sùng A Thào mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư trồng hàng nghìn cây ăn quả. Không ngại khó, ngại khổ thử nghiệm nhiều loại cây để phù hợp với thổ nhưỡng đồi núi đá, ông Thào trở thành người dân tộc Mông điển hình dám nghĩ dám làm, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình.
  • Chàng thanh niên trẻ làm giàu từ cây chuối
    Tôi tình cờ biết Chiến qua lời kể của một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ. Hay tin cậu thanh niên “mới tí tuổi đầu” đã làm chủ một Hợp tác xã chuối xuất khẩu thì tôi  xin địa chỉ, háo hức “lên đường” tìm hiểu về tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân địa phương nể phục này.
  • Mật ong rừng Năng Cát (Thanh Hóa): Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững
    Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế từ rừng, đặc biệt là núi rừng Chí Linh còn tương đối nguyên sinh, thảm thực động vật phong phú, chính quyền và người dân và doanh nghiêp xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã và đang tập trung xây dựng sản phẩm Mật ong tự nhiên của núi rừng nơi đây trở thành sản phẩm OCOP vào năm 2023. Góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân nơi đây.
  • Thái Nguyên: Người dân bàn giao 6 cá thể hổ
    (TN&MT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm TP. Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ  Động vật hoang dã Hà Nội, UBND phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) tiếp nhận 6 cá thể hổ do người dân nuôi nhốt.
  • Đà Nẵng: Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
    Ngày 9/6, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí năm 2023 với chuyên đề: “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho hơn 100 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc
    Sáng 9/6, Tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Tiền phong, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc” với sự tham dự của gần 300 đại biểu.
  • Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh: Tạo “cần câu” để hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống
    (TN&MT) - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là công tác giảm nghèo đối với người dân và đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, huyện Đầm Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết quả đạt được, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Lê Bình Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà.
  • Công đoàn Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học: Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đồng chí Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT đã tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Điện Biên: Kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh
    (TN&MT) - Sáng nay, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên (9/6/1963- 9/6/2023).
  • Kịp thời cứu nạn 6 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo
    Ngày 08/6, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tiến hành các thủ tục tiếp nhận 06 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được một tàu cá Bình Định đưa vào bờ an toàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO