Nghi lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường

Hoàng Minh | 03/11/2021, 09:51

(TN&MT) - Nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc, đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà, qua đó thể hiện nét văn hóa đặc trưng vốn đã trở thành nghi lễ.

Lễ mát nhà là một trong những nghi lễ truyền thống của người Mường, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người có sức khỏe bình an. Trong không gian nhà Mường, sau khi chuẩn bị xong các mâm lễ cúng, thầy mo đọc các bài khấn mời Thánh thư, Thành Hoàng và bề trên về dự lễ mát nhà phù hộ con cháu, cộng đồng mạnh khỏe, bình an, mùa màng tốt tươi... Thầy mo làm lễ vẩy nước làm mát cho các lễ vật rồi kể sự tích "đẻ đất, đẻ nước” của người Mường. Tiếp đó, khấn mời các đấng bề trên về thụ hưởng lễ vật, khấn mời rượu cần, kể về sự tích rượu cần của người Mường, xin cảo (âm dương) và khấn tiễn Thánh thư, Thành Hoàng và đấng bề trên về Mường trời. Sau đó, thầy mo vừa vẩy nước, vừa niệm chú để làm mát các đồ đạc trong nhà.

Hình ảnh tái hiện nghi lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình:

Đồng bào dân tộc Mường có một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng dân gian phong phú với nhiều thể loại như: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi...

 

Đồ cúng trong nghi lễ mát nhà được gia chủ chuẩn bị lỹ lưỡng, chu đáo.

 

Mỗi mâm đồ cúng mang đậm nét văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Mường.

 

Lễ Mát nhà hay gọi như người Kinh là lễ giải hạn, chính là lễ để xua đuổi hóa giải những điều xấu, cầu may mắn.

 

Thầy mô chuẩn bị trang phục truyền thống khi thực hiện nghi lễ.

 

Nghi lễ mát nhà sẽ được tiến hành sau 3 hồi chiêng.

 

Khi nhắc đến nét văn hóa tín ngưỡng của người Mường, đồng bào dân tộc thường nói về nghi lễ Mát nhà là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường.

 

Thầy mo chủ trì lễ Mát nhà là người vừa có tâm, vừa có đức.

 

Thầy mo tiến hành báo cáo, mời gọi thánh thư của gia chủ hôm nay.

 

Sau đó, thầy mo vừa vẩy nước, vừa niệm chú để làm mát các đồ đạc trong nhà của gia chủ.

 

Đội nghi lễ mặc trang phục truyền thống ngồi phía sau thầy mo.

Bài liên quan
  • Đặc sắc lễ cầu sức khỏe cho voi
    (TN&MT) - Cùng với văn hóa cồng chiêng đặc sắc thì voi là biểu tượng bất biến gắn bó với người Tây Nguyên được săn bắt từ đại ngàn hùng vĩ bởi những dũng sĩ săn voi dũng mãnh được thuần dưỡng và nuôi như người bạn lớn trong mỗi gia đình M'nông, Ê-đê…Chính vì vậy, việc cúng sức khỏe cho voi cũng hết sức chu đáo, cẩn trọng cũng không kém phần ly kỳ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO