Nghị định thư Montreal

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
(TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Nhiều khuyến nghị, chia sẻ để Việt Nam tiến tới loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2045
    (TN&MT) - Tiếp tục chương trình "Hội thảo lần thứ 15 về việc thực hiện Nghị định thư Montreal khu vực Đông Á và Thái Bình Dương" do Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức tại TP. Đà Nẵng, ngày 23/2 đã diễn ra các phiên họp chuyên đề kỹ thuật nhằm chia sẻ, trao đổi các chính sách, hướng dẫn để các quốc gia đang phát triển triển khai việc loại trừ các chất HFC.
  • Việt Nam sẽ loại trừ dần HFC từ năm 2024
    (TN&MT) - Từ năm 2024, Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình loại trừ dần các chất HFC. Trong 4 năm tới, lượng tiêu thụ các chất HFC sẽ chỉ ở mức tiêu thụ cơ sở, dự tính gần 8 nghìn tấn (tương đương phát thải khoảng 14 triệu tấn CO2).
  • Phục hồi tầng ozon đang đi đúng hướng nhờ thành công của Nghị định thư Montreal
    (TN&MT) - Một báo cáo khoa học của Liên Hợp Quốc công bố ngày 9/1 cho biết tầng ozon của Trái đất đang trên đà phục hồi trong vòng 4 thập kỷ tới.
  • Hợp tác thúc đẩy triển khai thực hiện Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali tại Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 22/10, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy các hoạt động triển khai Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali giai đoạn 2021-2026.
  • Hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Là một trong những thành viên tham gia sớm Công ước Viena và Nghị định thư Montreal (từ năm 1994), Việt Nam chủ động tham gia, từng bước xây dựng các cơ chế, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến công tác giảm nhẹ phát thải nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn.
  • Xây dựng quy định quản lý các chất gây suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 28/4, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Ban (JICA) Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh (Đại học Bách khoa Hà Nội) tổ chức “Hội thảo trực tuyến trao đổi kinh nghiệm về quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon (F-gas)”.
  • Bảo vệ “lá chắn” của hành tinh vì tương lai nhân loại: Hành lang pháp lý đã tương đối đầy đủ
    (TN&MT) - Qua 26 năm tham gia vào Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal (từ năm 1994), Việt Nam đã chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan, từng bước tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động nhập khẩu, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
  • Gỡ vướng việc hạn chế nhập khẩu HFC
    (TN&MT) - Việt Nam vừa chính thức vận hành hệ thống quản lý cấp phép xuất khẩu nhập khẩu các chất HFC từ đầu tháng 5/2020. Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù, quy định mới ban hành không lâu, nhưng các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình xin cấp phép và cấp phép gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan chức năng.
  • Tăng cường kiểm soát xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 16/7, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính) đã tổ chức Hội thảo tập huấn kiểm soát xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Nghị định thư Montreal.
  • Tăng cường hợp tác trong quản lý, kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Sáng ngày 20/2 tại Hà Nội, ông Tăng Thế Cường – Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Nguyễn Hùng Anh – Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan cùng đại diện các đơn vị chuyên môn của hai cơ quan đã có buổi làm việc, thống nhất ký kết Biên bản hợp tác giữa hai cơ quan về trao đổi thông tin và tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong việc thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam.
  • Việt Nam nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn
    ((TN&MT) - Ngày 16/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019, với chủ đề “32 năm nối tiếp hành trình bảo vệ tầng ô-dôn”. Lễ kỉ niệm tiếp tục khẳng định tầm quan Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (thuộc Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn) - một trong những hiệp ước quốc tế về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành công nhất trong lịch sử.
  • 32 năm tiếp nối hành trình bảo vệ tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Đây là chủ đề của Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức và dự kiến diễn ra vào ngày 16/9, tại Hà Nội. Nhân dịp này, Bộ TN&MT sẽ chính thức khởi động Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn 2, nhằm thực hiện nghĩa vụ giảm lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Nghị định thư Montreal.
  • Thứ trưởng Lê Công Thành tiếp và làm việc với Thư ký điều hành Ban thư ký Nghị định thư Montreal
    (TN&MT) - Ngày 14/09, Bên lề Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2018, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có buổi tiếp và làm việc với Bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban thư ký Nghị định thư Montreal.
  • Mali phê chuẩn sửa đổi Nghị định thư Montreal, nước đầu tiên cam kết cắt giảm khí HFC
    (TN&MT) – Mali đã trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Bản sửa đổi Kigali - sửa đổi đột phá trong Nghị định thư Montreal để loại bỏ khí HFC, một trong...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO