Dân tộc thiểu số

Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp

Lê Xuân Tùng 19:10 30/10/2023

(TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.

trong-bep-3.jpg
untitled.png

Phia Thắp được biết đến với nghề làm hương truyền thống từ bao đời nay. Nghề làm hương của người Nùng ở làng Phia Thắp đã có từ lâu đời nhưng không ai biết ai là “ông tổ” đã mang nghề về làng.

Từ đầu làng đã có thể nhận thấy sự hiện diện của hương. Nghề làm hương của người Nùng ở bản Phia Thắp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả làng ai cũng biết làm hương, từ trẻ nhỏ cho đến bà cụ móm mém đều tham gia vào quá trình sản xuất, ở đây họ sống bằng nghề này.

Hương Phia Thắp được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi Với thành phần nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, những que hương Phia Thắp tạo nên mùi cay cay, nồng nồng do thành phần từ lá của cây trầm. Dù cho có công nghệ hiện đại nhưng người dân nơi đây vẫn chỉ sử dụng phương pháp làm hương truyền thống của tổ tiên để lại.

phoi-la-toan-2.jpg
Lá cây được phơi khô để làm hương

Thân hương thường được dùng bằng cây mai vì nó dẻo và dễ bắt lửa. Cây mai được lấy ở trên rừng cắt thành từng khúc dài khoảng 40cm rồi chẻ bằng tay, vót sạch thành các que nhỏ như đầu đũa, tròn đều và được ngâm nước 2-3 ngày mới mang ra dùng. Trong khi đó, phần bột thân hương được làm từ gỗ thông. Những thân gỗ thông được để mục ít nhất 3 năm rồi mới băm nhỏ, phơi khô rồi đem nghiền thành bột. Chất bột này sau được trộn với hỗn hợp mùn cưa và bột trầm để tạo ra nguyên liệu chính cho thân hương.

Và đặc biệt là lá cây bầu hắt - một loại cây chỉ mọc trên các vách núi đá tự nhiên trên rừng dùng để làm keo kết dính bột và cốt hương. Hương Phia Thắp có các thành phần 100% tự nhiên và các công đoạn làm hương đều là thủ công, phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không được phép cẩu thả, làm gian dối, kém chất lượng.

se-huong-thu-cong.jpg
Công đoạn lăn thân hương
chai-tam-3-1-of-1-.jpg

Làm hương không khó nhưng phải qua nhiều công đoạn. Trong quá trình làm phải lưu ý rất nhiều chi tiết. Nếu cho quá nhiều chất kết dính (bột lá bầu hắt) thì cũng không thành hương được. Nếu lăn thân hương qua lớp mùn cưa quá 4 lần thì que hương lại to quá, không đẹp. Nếu tay lắc không đều thì bột sẽ không bám đều vào thân hương.

Nhìn người làm thì có vẻ đơn giản, cổ tay quay dẻo như múa, nhưng để đạt đến độ thành thục như vậy cần rất nhiều thời gian. Để que hương đạt đến độ khô nhất định, người phơi hương phải chọn thời điểm phơi hương là giữa trưa khi nhiệt độ trong ngày cao nhất.

phoi-huong-ngoai-ruong-2.jpg
Thời điểm phơi hương là giữa trưa khi nhiệt độ trong ngày cao nhất

Nếu nắng đẹp thì phơi 1 ngày là khô, còn nếu không thì phải phơi 2 - 3 ngày, thậm chí phải phơi cả trong bếp khi cần. Những que hương sau đó sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi đem phơi khô tiếp, sau cùng là buộc thành từng bó để đi bán.

nhung-chan-huong-1-1-of-1-.jpg
Những que hương sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi đem phơi khô tiếp

Với chất lượng tốt, hương Phia Thắp được đem đi bán tại tất cả các chợ phiên Tết trong tỉnh cũng như các tỉnh phía Bắc. Mỗi bó nhỏ giá bán dao động từ 10.000 - 20.000 đồng. Mặc dù hương ở đây được sản xuất từ nguyên liệu 100% không có hóa chất độc hại nhưng người dân địa phương cho biết do phong tục tập quán, khách du lịch Việt Nam thường ít mua hương mang đi, đa phần các khách Tây mới hay mua tại chỗ.

Những năm trở lại đây, làng Phia Thắp bắt đầu làm du lịch cộng đồng, đón khách thập phương về nghỉ ngơi, tìm hiểu cuộc sống của làng. Trải nghiệm làm hương là một trong những chương trình hấp dẫn du khách tới đây. Đồng thời đây cũng là cách quảng bá sản phẩm, thương hiệu, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch để tạo ra sản phẩm hấp dẫn, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho bà con, là điểm nhấn khi tới mảnh đất Cao Bằng. Khách du lịch đến làng Phia Thắp rất thích thú với trải nghiệm thử làm hương theo hướng dẫn của người dân địa phương.

di-bo-3.jpg
Du khách chụp ảnh lưu niệm

Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân nơi đây, nó còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của người Nùng - một nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền với tục thắp hương của người Việt. Trong văn hóa Việt, nén hương được coi là cầu nối giữa cuộc sống hiện tại và thế giới tâm linh. Làng nghề làm hương truyền thống của người Nùng ở Phia Thắp xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng đang góp phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường khi sử dụng 100% nguyên liệu sản xuất từ tự nhiên có sẵn ở địa phương. Và đây cũng là nội dung trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035, đó là bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.


(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO