Biến đổi khí hậu

Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Đình Tiệp 11:06 04/06/2023

Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.

PV: Xin ông cho biết nguyên nhân và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An?

Ông Nguyễn Trường Thành:

Trong 4 đến 5 năm gần đây, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, nắng nóng gay gắt kéo dài, mùa Hè, nền nhiệt cao phổ biến từ 37 - 400C có nơi trên 400C gió Tây - Nam hoạt động mạnh. Mực nước trên sông Lam xuống thấp. Do đó một số trạm bơm lấy nước trên sông Lam có thời điểm không hoạt động được; Mực nước tại các hồ chứa giảm nhanh.

Bên cạnh đó, do hạ tầng công trình thủy lợi nhiều công trình thủy lợi đã xây dựng từ lâu, một số đã xuống cấp, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cấp nước vào mùa khô.

han.jpg
Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên sông Lam đang xuống thấp.

Theo thông tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc Gia, hiện tượng El Nino (pha nóng) có khả năng xuất hiện vào nửa cuối mùa hè 2023 với xác suất khoảng 80-85%; Trong tháng 6/2023, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,50C so với trung bình nhiều năm (TBNN); từ tháng 7-9/2023 nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5-1,00C so với TBNN. Lượng dòng chảy đến hồ thủy điện Bản Vẽ có xu thế thấp hơn TBNN từ 35-38%.

Do vậy, tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (nhất là vụ Hè Thu), dân sinh có thể diễn ra sớm và trên diện rộng; đồng thời với mực nước nội đồng xuống thấp thì nguy cơ xâm nhập mặn vào nội đồng ở vùng đồng bằng là rất lớn.

PV: Mức độ ảnh hưởng của tình trạng trên là gì?

Ông Nguyễn Trường Thành:

Với thực trạng nguồn nước hiện tại, mực nước hồ chứa Bản Vẽ, mực nước sông Lam xuống rất thấp, mực nước tại các hồ chứa thấp và giảm nhanh. Do đó, nguy cơ thiếu nước, hạn hán xảy ra sớm và trên diện rộng (đặc biệt là các vùng cao cưỡng, cuối kênh, cuối hệ thống dẫn, các hồ chứa nhỏ).

lua.jpg
Hạn hán đang gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân ở Nghệ An.

PV: Thực trạng các hồ đập trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào? Liệu có đủ cung ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu cho ngành nông nghiệp trong năm nay?

Ông Nguyễn Trường Thành:

Hiện nay, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang ở mức thấp, nhiều hồ mực nước hiện tại thấp hơn mực nước thiết kế, cụ thể:

Đến cuối 5/2023: Các hồ chứa do doanh nghiệp quản lý 102 hồ, đập: trong đó có 75 hồ có dung tích trên 50% WTK (cùng kỳ năm 2022 có 89 hồ); 27 hồ có dung tích dưới 50% WTK (cùng kỳ năm 2022 có 13 hồ); các hồ chứa nhỏ do xã, HTX quản lý có trên 959 hồ chứa, trong đó có 625 hồ có dung tích trên 50% WTK; các hồ chứa còn lại dưới 50% WTK.

nuoc.jpg
Nguồn nước phục vụ công tác tưới tiêu đang cạn kiệt.

Lúc 07 giờ, ngày 22/5/2023: Mực nước hồ Bản Vẽ thượng lưu 164,0m (quy trình 176,0m)/TK 200m; Dung tích hiện tại là 635,4 triệu m3 nước, đạt dưới 34,6% so với dung tích thiết kế (ứng với dung tích hữu ích là 183,8 triệu m3); Lưu lượng về hồ là 29,0 m3/s; thấp hơn mực nước thấp nhất quy định tại Phụ lục III - Quyết định số 1605/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 12,0m, ứng với lượng nước thiếu hụt là 308,42 triệu m3 nước. (từ ngày 21/5 đến ngày 31/5: Khoảng mực nước hồ từ 176,0m đến 179m).

Với thực trạng nguồn nước hiện tại, diễn biến thời tiết bất lợi như dự báo, trong những tháng cuối mùa khô năm 2023, nếu thời gian tới không có mưa bổ sung, mực nước sông Lam có xu hướng giảm; mực nước hồ chứa Bản Vẽ xuống rất thấp thì khả năng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ xảy ra, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu - Mùa.

PV: Vậy, tỉnh Nghệ An đã có những giải pháp như thế nào để hạn chế thiệt hại do hạ hán, xâm nhập mặn gây ra? Đặc biệt là về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu?

Ông Nguyễn Trường Thành:

Chúng tôi luôn tiến hành song song hai giải pháp. Giải pháp phi công trình và giải pháp công trình.

Đối với giải pháp phi công trình, phải rà soát tình hình nguồn nước; Lập phương án tưới chống hạn cho từng vùng, từng công trình và thực hiện khi hạn hán thiếu nước xảy ra; Bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không đảm bảo chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất.

Phối hợp, làm việc với Công ty thủy điện: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê để đảm bảo xả lưu lượng nước đáp ứng nhu cầu dùng nước phục vụ sản xuất, dân sinh cho vùng hạ du; Quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn;

ong-thanh.jpg
Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.

Tập trung lấy nước vào hệ thống khi các hồ thủy điện xả để tăng nguồn nước; tận dụng đầm, ao hồ, bàu biền, sông cụt, các kênh trục lớn để tích trữ nước nội đồng; Tổ chức quản lý vận hành các hệ thống và các công trình thuỷ lợi phù hợp, tiết kiệm nước.

Đối với giải pháp công trình, có thể nói rằng hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được đầu tư, xây dựng qua nhiều thời kỳ đã xuống cấp (nhất là đối với các hồ đập quy mô vừa và nhỏ) trong điều kiện nguồn lực để duy trì, sửa chữa có hạn dẫn đến việc tích, trữ nước chưa đáp ứng theo yêu cầu và trong điều kiện khí hậu thời tiết di thường hiện nay, nên cấp thiết phải đầu tư sửa chữa nâng cấp.

Về giải pháp trước mắt phải tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, bể hút các trạm bơm tưới đảm bảo dẫn nước, thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất; Lắp đặt các trạm bơm dã chiến; bảo dưỡng máy móc thiết bị, sẵn sàng vận hành bơm chống hạn; Thay thế các trạm bơm đã xuống cấp.

Đối với giải pháp lâu dài, tập trung sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm dọc sông Lam; Đối với các đập, hồ chứa nước cần sửa chữa nâng cấp 120 hồ chứa trên toàn tỉnh; Xây dựng đập trên sông Lam ngăn mặn, trữ ngọt cấp nước cho hạ du sông Cả.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
  • Phát triển kiến trúc bền vững - thích ứng với biến đổi khí hậu
    Nằm trong khuôn khổ EXPO Kiến trúc 2023, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 8/9, Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế uy tín.
  • Chủ tịch tỉnh Lào Cai thị sát công tác khắc phục hậu quả mưa lũ
    ( TN&MT) - Sáng ngày 13/9, ngay sau khi nhận thông tin mưa lũ xảy ra trên địa bàn thị xã Sa Pa gây thiệt hại lớn làm 03 người chết và 07 người mất tích, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã đến hiện trường thị sát chỉ đạo khắc phục hậu quả và động viên người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.
  • Lào Cai bất ngờ có lũ ống: 2 người chết và 5 người mất tích
    (TN&MT) - Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, vào tối 12/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn, lũ ống, lũ quét xuất hiện tại nhiều địa phương, cuốn trôi nhiều người và tài sản. Theo báo cáo đã có 2 người chết và 5 người mất tích cùng nhiều tài sản hoa màu bị thiệt hại.
  • Thời tiết ngày 13/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 13/9, khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; Riêng phía Bắc chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thúc đẩy đầu tư dựa vào tự nhiên để bảo vệ cảnh quan Trung Trường Sơn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã đưa ra tuyên bố về hợp tác thúc đẩy đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS).
  • Yên Bái: Chủ động đảm bảo an toàn giao thông khi có thiên tai xảy ra
    (TN&MT) - Yên Bái là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra, hiện tượng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cùng các công trình công cộng, trong đó có hệ thống giao thông. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phương án xử lý khi có thiên tai xảy ra, xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Nhân Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Bình: Bàn giao nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại huyện Lệ Thủy
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Hana Bank (Hàn Quốc) và UBND huyện Lệ Thủy vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 2 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại thôn Lộc An (xã An Thủy) và thôn Đại Phong (xã Phong Thủy).
  • Bình Định: Nâng cao khả năng ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2023
    UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Công văn số 6240/UBND-KT gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo về việc phòng chống giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét trong mùa mưa lũ năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
  • Trẻ em châu Phi chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa công bố báo cáo cho thấy, trẻ em ở Châu Phi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao nhất chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) nhưng các em đang thiếu nguồn tài trợ cần thiết để giúp thích nghi, sống sót và ứng phó với cuộc khủng hoảng này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO