Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 5/5/2025 1:33 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Thả nhiều cá thể khỉ quý hiếm về tự nhiên

Thứ Tư 18/12/2024 , 11:52 (GMT+7)

Ngày 18/12, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 728, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Câu chuyện môi trường

Nghệ An: Thả nhiều cá thể khỉ quý hiếm về tự nhiên

Phạm Tuân {Ngày xuất bản}

Ngày 18/12, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương thả 11 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 728, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Được biết, số khỉ này được Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (tỉnh Nghệ An) tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương, thuộc 2 loài, gồm: 8 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và 3 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides).

2.jpg
Công tác chuẩn bị để thả 11 cá thể khỉ về lại tự nhiên.

Khỉ vàng và khỉ mặt đỏ là các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IIB của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN).

Theo đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tất cả cá thể khỉ được tái thả lần này đều đã trưởng thành, thể trạng khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm, không bị thương tật.

4.jpg
1.jpg
Các cá thể khỉ được thả về tự nhiên.

Theo ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, việc tổ chức tái thả thành công 11 cá thể khỉ và và khỉ mặt đỏ trở lại môi trường tự nhiên sau cứu hộ trong khu bảo tồn đã góp phần bảo tồn các loài động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái bền vững.

Đây cũng là dịp để tuyên truyền cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở 5 huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu nâng cao nhận thức, chấp hành tốt hơn nữa công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và tuyệt đối không săn bắt, bẫy động vật hoang dã theo quy định.

3.jpg
Đây cũng là dịp để tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt hơn nữa công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và tuyệt đối không săn bắt, bẫy động vật hoang dã.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007.

5.jpg
Một góc rừng nguyên sinh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích gần 46.500 ha, trong đó có hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, hơn 6.060 ha rừng phòng hộ. Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống trải rộng tại hơn 120 bản của 15 xã thuộc 5 huyện, gồm: Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An. Khu bảo tồn này, có hệ sinh thái rừng vô cùng đa dạng và đặc sắc. Với gần 570 loài động vật, trong đó có 69 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 51 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020 và 36 loài nằm trong công ước CITES; có hơn 1.800 loài thực vật, trong đó có 76 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 15 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Thanh Hóa đảm bảo thu gom xử lý chất thải y tế

Việc xử lý chất thải nguy hại được ngành y tế Thanh Hóa chú trọng nhằm giảm thiểu tác động tới sức khỏe và môi trường.

Quỹ phòng tránh thiên tai hỗ trợ gần 50% trạm đo mưa trên cả nước

Với gần 37,5 tỷ đồng được tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã lắp đặt gần 1.000 thiết bị cảnh báo mưa lũ.

Phát triển công nghệ đo đạc, bản đồ và viễn thám bắt kịp xu thế mới

Khoa học đo đạc, bản đồ và viễn thám phải trở thành động lực then chốt giúp Việt Nam bắt kịp xu thế toàn cầu và có bước tiến vững chắc trong tương lai.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.