Nghệ An: Nhiều dự án “lỡ” tiến độ vì vướng mặt bằng

14/05/2019, 08:40

(TN&MT) - Do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc nên tiến độ của một số dự án thuộc diện trọng điểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho cả chủ đầu tư lẫn các nhà thầu.

Nỗi khổ vướng mặt bằng

Nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt cho phép đầu tư nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có các chỉnh trang đô thị trên địa bàn Tp Vinh và khu vực lân cận. Thực tế cho thấy, sau mỗi dự án xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn thành, diện mạo của các địa phương có dự án đi qua như được khoác thêm chiếc áo mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều dự án thi công dở dang, cầm chừng, có những dự án kéo dài hàng chục năm vẫn không thể kết thúc, do vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng.
 

Sau 13 năm triển khai, đoạn đường 1km từ Ngã ba Quán Bàu đến đại lộ Lê Nin vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng
Dự án đại lộ Vinh – Cửa Lò đang còn hơn 2km chưa giải phóng mặt bằng

Điển hình như, dự án xây dựng đường Lý Thường Kiệt (đoạn đi qua phường Hưng Bình, TP Vinh) có điểm đầu giao với đường Lê Lợi, điểm cuối giao nhau với đường Nguyễn Văn Cừ được UBND TP Vinh phê duyệt đầu tư năm 2011. Tiếp đó, năm 2014 dự án rên được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng công trình. Dự án này được thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Chiều dài tuyến đường là 1.056,34m, chỉ giới xây dựng là 24m, trong đó mặt đường là 12m, vỉa hè mỗi bên 6m. Theo thống kê trước  đó, tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là gần 70 hộ dân (chưa tính tách hộ), phải thực hiện tái định cư với diện tích đất thu hồi là 11.018m2 và có 7 cơ quan, đơn vị bị ảnh hưởng với diện tích thu hồi 13.532m2. Chi phí cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 133 tỷ đồng (chưa khấu trừ đất tái định cư, đất ANQP).

Quá trình tìm hiểu dự án cho thấy, mặc dù chỉ có chiều dài khoảng hơn 1 km, nhưng Dự án đã phải chờ tới gần chục năm nay, kéo theo đó là cuộc sống của người dân nơi đây bị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, đi không được, ở không xong, thậm chí là bức xúc. Còn nhà đầu tư theo đuổi dự án cũng không biết lúc nào mới có mặt bằng sạch để có thể bắt tay vào thực hiện dự án?!. Với dự án này, nhiều lần lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã kiểm tra, đôn đốc khâu giải phóng mặt bằng, song đến nay dường vẫn đang “giẫm chân tại chỗ”.

Tương tự, dự án đường giao thông nối TP Vinh – Thị xã Cửa Lò (giai đoạn 1) có tổng chiều dài 10,832 km (TP Vinh 3,4 km, huyện Nghi Lộc 4,8 km, thị xã Cửa Lò 2,6 km). Km0+00 là điểm giao với đường Trương Văn Lĩnh (xã Nghi Phú, TP Vinh), điểm cuối là Km10+832 giao với đường Bình Minh (Thị xã Cửa Lò). Tổng mức đầu tư dự án 1.411 tỉ đồng; trong đó, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 1.100 tỉ đồng và nguồn ngân sách địa phương là 311 tỉ đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ du lịch kết nối giữa TP Vinh và Thị xã Cửa Lò. Theo phê duyệt ban đầu, đến hết năm 2018, dự án này sẽ thông tuyến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An – đơn vị chủ đầu tư dự án, toàn tuyến đã giải phóng mặt bằng được 8,6 km, còn lại 2,2 km đoạn đi qua TP Vinh bao gồm đất nông nghiệp 0,7 km, đất ở 1,4 km và 0,1 km đất mồ mả chưa giải phóng được, do người dân chưa thống nhất phương án đền bù.

Cũng tại TP Vinh, dự án xây dựng đường 72m nối Quốc lộ 1, đoạn từ ngã 3 Quán Bàu đến đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh do Ban Quản lý các dự án xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị Nghệ An làm chủ đầu tư với số vốn 264 tỉ đồng. Dự án khởi công từ năm 2006. Tuy nhiên, đến thời điểm đầu năm 2019, sau hơn 13 năm triển khai, tuyến đường dài gần 1 km này vẫn chưa thể thông tuyến vì vướng giải phóng mặt bằng. Mặc dù UBND Tp Vinh nhiều lần hứa sẽ bàn giao mặt bằng cho dự án nhưng hết lần này đến lần khác, đơn vị thi công cũng không có mặt bằng “sạch” để thực hiện dự án. Sau nhiều lần công khai chính sách đền bù, tiến hành công tác đối thoại, tuyên truyền, vận động những hộ gia đình và các cá nhân có đất bị vẫn không đồng thuận bàn giao mặt bằng, ngày 04/04 vừa qua, UBND TP Vinh đã ban hành kế hoạch và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình này.

Thiệt đơn thiệt kép

Do vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, dù đã rất nỗ lực cố gắng, song Tiểu dự án phát triển đô thị Vinh cũng đã phải hai lần xin gia hạn thời gian kết thúc dự án. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc Tiểu dự án Tp Vinh, cho biết: Việc kéo dài thời gian thi công sẽ tác động rất lớn đến tiến độ dự án, thời gian kéo dài càng lâu, dự án có nguy cơ đội vốn càng lớn, cùng với đó sẽ khiến cho nhà thầu thi công mệt mỏi, chán nản
 

Sau 13 năm triển khai, đoạn đường 1km từ Ngã ba Quán Bàu đến đại lộ Lê Nin vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng
Sau 13 năm triển khai, đoạn đường 1km từ Ngã ba Quán Bàu đến đại lộ Lê Nin vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng

Ông Dương Trọng Thiết - Giám đốc Công ty CP Tây An, một trong những nhà thầu thi công các dự án nói trên cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị này đang có khá nhiều dự án thi công dở dang do chưa có mặt bằng sạch. Theo ông Thiết, trách nhiệm giải phóng mặt bằng là của chủ đầu tư, song gần như dự án nào nhà thầu cũng phải chung tay vào việc này, thậm chí có những dự án nhà thầu còn phải ứng tiền để chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng. Ông Thiết khẳng định, vướng mặt bằng, dự án kéo dài nhà thầu thiệt đủ đường, đặc biệt, có những dự án đã xin được vốn nhưng không có mặt bằng để thi công nên vốn bị thu hồi hoặc bị chuyển cho dự án khác.

Đại diện Công ty CPXD Tân Nam cho hay, đến thời điểm hiện nay, đơn vị này đang thực hiện hai dự án xây dựng lớn trên địa bàn (dự án đường đại lộ Vinh – Cửa Lò và dự án đê sông Cả) nhưng đều vướng mặt bằng. Đối với dự án đại lộ Vinh – Cửa Lò, chủ đầu tư khá quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, song do nhiều vướng mắc về các chế độ, chính sách đền bù nên giải phóng mặt bằng còn chậm. Riêng dự án đê sông Cả, được lập và phê duyệt từ năm 2010, tuy nhiên cho đến nay mặc dù đã có vốn xây lắp nhưng chủ đầu tư là Chi cục Thủy Lợi – Sở NN&PTNT Nghệ An chưa lập phương án giải phóng mặt bằng cho nhà thầu, dự án không thể thi công được.

Các nhà thầu cho biết, dự án chậm tiến độ không chỉ tác động xấu đến đơn vị thi công mà ngay cả Nhà nước cũng chịu thiệt hại, vì để càng lâu càng phải bù giá, đội vốn công trình. Ngoài ra, dự án không thi công được thì nguồn vốn không thể giải ngân, Nhà nước không thể thu thuế doanh nghiệp. Về phần các doanh nghiệp, thiệt hại rất nhiều trong thời gian không có mặt bằng thi công, đó là khấu hao thiết bị, tiền trả lương cho công nhân hàng tháng...

Thực tế cho thấy, nguyên nhân của việc chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng cho sạch cho các dự án là không thống nhất được phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư giữa chủ đầu tư và người dân. Ngoài ra, như ở địa bàn TP Vinh, triển khai đồng loạt nhiều dự án quan trọng cùng lúc nên việc tập trung nhân lực để giải quyết nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn!

Để các dự án sớm có mặt bằng thi công, ngoài trách nhiệm đôn đốc, giám sát thường xuyên của chủ đầu tư, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần sự đồng tình, ủng hộ nhiều tình của người dân, vì sự phát triển chung của xã hội.

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới
    (TN&MT) - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đồng Hới.
  • Tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều góp ý
    Cùng với các địa phương khác trong cả nước, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO