Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?

Đình Tiệp | 09/02/2023, 20:47

Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.

Theo phản ánh của một số người dân đi câu cá ở khu vực xung quanh Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, thời gian qua, Nhà máy này thường hay xả nước thải có màu đục ra ngoài môi trường.

3(3).jpg
Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh.

Lần theo phản ánh của người dân, chiều ngày 09/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có mặt tại Nhà máy này để tìm hiểu sự việc. Theo ghi nhận của PV vào khoảng 15h25, Nhà máy đang vận hành xử lý nước thải như bình thường. Khi tiến vào khu vực mương xả thải của đơn vị này thì chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi chiếc cống bằng bê tông lớn nối từ nhà máy này ra xả nước có màu đục ngầu. Nguồn nước thải từ nhà máy này ra khác hẳn so với nguồn nước chảy từ 2 hồ sự cố của nhà máy này chảy xuống.

1(3).jpg
Xả nước thải có màu đục ngầu ra môi trường.

Sau một lúc chừng 10 phút, lượng nước thải được xả ra càng lớn hơn và cũng vẫn có màu đục như lúc đầu.

Theo một người dân đi qua con mương này cho biết, anh thường hay đi câu cá tại khu vực này và nguồn nước thải từ nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh thải ra thường hay có màu đục. “Không biết nước thải này họ xử lý như thế nào, nhưng thấy xả ra có màu đục, không biết có ô nhiễm hay không?” - Người dân này, hoài nghi.

2(3).jpg
Nguồn nước thải từ Nhà máy ra khác hẳn so với nước từ 2 hồ sự cố chảy xuống.

Sau khi ghi nhận sự việc, PV đã gọi điện thoại báo cho Phòng TN&MT TP Vinh và Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An. Những người có trách nhiệm của các đơn vị này sau khi nhận được phản ánh đã yêu cầu kiểm tra ngay. Hiện, thông tin cụ thể như thế nào vẫn chưa có kết quả.

4(2).jpg
Nước thải từ trong Nhà máy ra có màu đục phía dưới mũi tên đỏ trong ảnh.

Nhà máy xử lý nước thải TP Vinh có tổng kinh phí xây dựng gần 400 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ. Dự án được khởi công vào tháng 2/2009, với nhiều hạng mục như: Hệ thống mương và giếng tách, hệ thống truyền tải, các trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 25.100 m3/ngày đêm. Ngày 29/12/2012, Nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động. Hiện, nhà máy này cũng đã được lắp hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát quá trình xử thải.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục đưa tin khi có thông tin mới.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Tìm ra nguyên nhân cá chết ở hào Thành Cổ Vinh
    (TN&MT)- Thời gian qua khu vực hào thành cổ Vinh nước ở trong hào chuyển sang màu đen, bốc lên mùi hôi thối gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Ngay sau khi xẩy ra hiện tượng trên, các lực lượng chức năng của thành phố Vinh đã vào cuộc tìm hiểu và bước đầu đã xác định nguyên nhân do ô nhiễm nguồn nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Tiếp bài xây nhà lên vỉa hè ở TP Hải Dương: Người dân tự nguyện phá dỡ trả lại vỉa hè
    Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường đăng tải loạt bài viết liên quan nhà tầng “mọc” trên vỉa hè ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), chính quyền đã tiếp nhận thông tin phản ánh của Báo và điều chỉnh lại lần 2 Giấy phép xây dựng, đồng thời hộ gia đình đã tự nguyện phá dỡ phần góc công trình để trả lại vỉa hè cho khu phố.
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO