Dân tộc - Tôn giáo

Nghệ An: Náo nhiệt phiên chợ vùng cao Tri lễ

Đình Tiệp 22:05 01/09/2023

Sáng ngày 01/9/2023, phiên chợ người Mông đầu tiên tại huyện Quế Phong (Nghệ An) đã chính thức được mở phiên đầu tiên tại xã Tri Lễ, mục tiêu vừa kích cầu sự phát triển kinh tế, lưu giữa nét văn hóa đặc sắc lâu đời của người Mông và hướng tới phát triển du lịch cộng đồng.

Người dân Quế Phong nói chung, đồng bào dân tộc người Mông sinh sống trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng hết sức vui mừng khi sau bao nhiêu nỗ lực, dự định, Nhân dân cùng chính quyền đã tổ chức mở được phiên chợ Mông.

d.jpg
Du khách háo hức "trẩy hội"...

Đây được xem là phiên chợ đậm đà bản sắc người đồng bào dân tộc Mông hiện đang sinh sống tại xã Tri Lễ và trên địa bàn toàn huyện. Phiên chợ là nơi hội tụ nét văn hóa, ẩm thực, những sản phẩm đặc sắc của người Mông, là nơi giao lưu buôn bán, giúp bà con thuận tiện hơn trong việc mua, bán các sản phẩm thủ công, chăn nuôi của gia đình mình, để rồi mang lại nguồn kinh tế ổn định, lâu dài.

dong.jpg
Hàng vạn người tham gia phiên chợ.

Nơi họp chợ nằm giữa thung lũng, nên nhìn từ trên núi cao xuống chợ cũng có thể cảm nhận được không khí rộn ràng đầy sắc màu.

Trong tiết trời mùa Thu se se lạnh của núi rừng, chợ phiên Tri Lễ ngập tràn những mặt hàng đặc trưng từ những nông sản như ngô, thóc, mộc nhĩ, đậu tương, ớt, mặc khẻn… được những người dân tự tay trồng nên, đến những mớ rau rừng xanh mướt.

cu.jpg
Các cụ người dân tộc thiểu bán đồ thổ cẩm.

Kế bên đó là những khu bán đồ thổ cẩm của người dân tự dệt đầy sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng cùng những mặt hàng thủ công như nhẫn, vòng tay, khuyên tai,… thiết kế độc đáo, lạ mắt.

Khu bán đồ sản xuất nông nghiệp cũng là nơi những người đàn ông tìm đến để chọn lựa những vật dụng tốt nhất. Phía bên kia, nơi bán đồ dùng gia đình, váy áo lại là nơi của phụ nữ, trong khi đó những đứa trẻ lại tìm đến những cửa hàng đồ chơi nhiều sắc màu...

chon-do.jpg
Chọn đồ thổ cẩm.

Với những nét độc đáo mà rất đỗi bình dị, thân thương, chợ phiên Tri Lễ hy vọng sẽ trở thành nét văn hóa đẹp trong đời sống người dân nơi đây cũng như ngày càng thu hút du khách tới trải nghiệm.

am-thuc.jpg
Thưởng thức ẩm thực dân tộc bản địa.

Theo ông Lữ Văn Cương - Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, phiên chợ người Mông tại xã chúng tôi sẽ được tổ chức mỗi tháng 1 phiên vào ngày mùng 1 đầu tháng. Hứa hẹn phiên chợ sẽ là những đặc sản đậm đà văn hóa người Mông bản địa, sẽ là phiên chợ vùng cao mang dấu ấn, hơi thở của người Mông, của các dân tộc cùng sinh sống, của núi rừng nơi đây. Phiên chợ bố trí nhiều gian hàng, không gian mở, rộng, tới chợ sẽ được mua các sản phẩm địa phương do bà con làm ra, sẽ được thưởng thức ẩm thực người dân bản địa, là rượu ngô, thắng cố, những món thịt nướng ngon lành...

khen.jpg
Bán Khèn Mông.

Được biết, hiện nay tại xã Tri Lễ có khoảng 4.000 người thuộc đồng bào dân tộc Mông cư trú, sinh sống. Đời sống bà con nay đổi thay, ổn định và phát triển. Nhiều bản đã hòa nhập vào chung sống ở các khu vực dân cư thuận lợi, còn 5 bản hiện chạy dọc theo tuyến biên giới với ngước bạn Lào, giáp các huyện lân cận. Việc tổ chức phiên chợ người Mông sẽ tạo nên dấu ấn lớn cho địa phương.

vui.jpg
Xuống chợ...

Nằm về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Quế Phong hơn 30 km, xã Tri Lễ có chiều dài đường biên giới 17 km (tiếp giáp với 2 cụm bản Phà Đánh và Phăn Thoong của nước CHDCND Lào) với 4 dân tộc Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú sinh sống. Toàn xã có gần 11.000 nhân khẩu với trên 2.038 hộ dân sinh sống.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén
    (TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.
  • TP. Cần Thơ: Giáo hội Phật giáo tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng xanh - sạch - đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa. TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Sơn La đón Tết Độc lập
    (TN&MT) - Hân hoan đón Tết Độc lập, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo nên những dấu ấn khó quên trong lòng du khách.
  • Nghệ An: Náo nhiệt phiên chợ vùng cao Tri lễ
    Sáng ngày 01/9/2023, phiên chợ người Mông đầu tiên tại huyện Quế Phong (Nghệ An) đã chính thức được mở phiên đầu tiên tại xã Tri Lễ, mục tiêu vừa kích cầu sự phát triển kinh tế, lưu giữa nét văn hóa đặc sắc lâu đời của người Mông và hướng tới phát triển du lịch cộng đồng.
  • Lào Cai: Linh thiêng Lễ hội đền Bảo Hà
    (TN&MT) - Ngày 1/9 (tức 17/7 âm lịch), UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà. Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội.
  • [Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
    Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân đại lễ Vu lan
    (TN&MT) - Nhân dịp đại lễ Vu lan Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng và bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tại Văn phòng I, chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO