Nghệ An: Mưa như trút, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Đình Tiệp | 30/10/2020, 11:08

(TN&MT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 và không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn một số huyện của tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn, kéo dài gây ngập, chia cắt cục bộ. Đến trưa 30/10 mưa vẫn đang rất nặng hạt nên khả năng nước lũ sẽ còn lên cao.

Theo đó, chỉ trong đêm 29/10, hơn 800 nhà dân ở các xã Võ Liệt, Thanh Xuân, Thanh Tùng, Thanh Mỹ, Thanh Khê của huyện Thanh Chương đã bị ngập nặng. Các xã có nhiều hộ dân phải di dời, gồm Thanh Liên (450 hộ), Thanh Nho (gần 100 hộ), Thanh Xuân (39 hộ), Thanh Long (30 hộ), Ngọc Lâm (40 hộ)...

Ngập sâu đến gần nóc nhà tại xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương)

Ngoài ra, mưa lớn cũng khiến nhiều tuyến đường ở Thanh Chương bị sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, khu vực Rú Nguộc (QL46, đoạn qua xã Ngọc Sơn) bị sạt từ chiều 29/10. Một số đoạn đường cũng bị sạt lở như khu vực xã Thanh Hương đi Ngọc Lâm. Đặc biệt nước lũ đã cuốn trôi 1 cây cầu ở xã Thanh Sơn; 4 cầu tạm, 1 cầu tràn ở xã Thanh Mai. Để đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao, huyện Thanh Chương cũng đã di dời gần 900 hộ dân sống ở các khu vực dễ xảy ra sạt lở núi.

Sạt lở tại Quốc lộ 46 đoạn Rú Nguộc, xã Thanh Ngọc (huyện Thanh Chương)

Tại huyện Đô Lương, từ đêm 29 và sáng 30/10, trên địa bàn huyện cũng xảy ra mưa lớn, kết hợp với các đập thủy điện trên thượng nguồn tiến hành xả lũ nên nước sông dâng cao khiến một số xã, thị trấn nằm ở vùng trũng của huyện đã bị úng ngập cục bộ, một số tuyến đường bị chia cắt, nhiều hộ dân bị cô lập.

Ban Chỉ huy quan sự huyện Đô Lương giúp người dân di dời đồ đạc

Trước tình hình đó, ngay trong đêm 29 và sáng nay 30/10, Ban CHQS huyện Đô Lương đã điều động hơn 50 cán bộ, nhân viên, 1 xuồng ca nô, 2 xe tải trực tiếp xuống các xã: Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Quang Sơn, Đặng Sơn, nơi có các hộ dân bị ngập sâu, tiến hành di dời tài sản, đưa người dân đến nơi an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung (mặc áo phao) kiểm tra tình hình lũ lụt tại huyện Đô Lương

Đến sáng 30/10, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng đoàn công tác của tỉnh đã về Đô Lương kiểm tra thực tế tình hình ngập lụt trên địa bàn này.

Còn tại huyện Anh Sơn, mưa lớn liên tục đã làm ngập cục bộ nhiều tuyến đường và cầu tràn tại một số địa phương trên địa bàn huyện như xã Thọ Sơn, Thành Sơn, Hội Sơn, Cao Sơn, Khai Sơn…

Cầu tràn tại xã Thọ Sơn (huyện Anh Sơn) bị ngập sâu

Tại xã Thọ Sơn có 2 cầu tràn là cầu tràn thôn 9 và cầu lên thôn 1 nước ngập khiến bà con nhân dân đi lại khó khăn và nhiều tuyến đường bị ngập. Ở xã Thành Sơn, trên tuyến đường tỉnh lộ 534B tại Km32+150 cầu Khe San xã Thành Sơn nước dâng ngập đường 1m. Đây là tuyến đường nhân dân 3 xã Thành Sơn, Thọ Sơn, Bình Sơn giao thương, đi lại hàng ngày.

Tại xã Hội Sơn điểm trường tiểu học Hội Sơn cơ sở 2 đã bị ngập hết tầng 1, mưa lũ làm đứt đoạn đường bê tông tại thôn 5, bà con nhân dân không thể đi lại được. Mưa lớn, nước dâng cao làm ngập đoạn Cầu Ván chia cắt 4 bản Cao Vều của xã Phúc Sơn.

Hàng loạt khu dân cư ở nhiều địa phương bị ngập nặng

Còn tại xã Cao Sơn đã bị ngập cục bộ hoàn toàn, các tuyến đường đều bị ngập sâu, nước lũ cũng đã làm ngập trụ sở UBND xã Cao Sơn và Trường mầm non xã. Ngoài ra mưa lớn còn làm sạt lở đất, ngập nhiều tuyến đường và ngập nhà dân tại Thị trấn Anh Sơn, nhiều hộ dân nằm ven sông Lam tại xã Cẩm Sơn ở trong tình trạng nguy hiểm...

Theo ông Hoàng Xuân Cường - Phó chủ tịch UBND huyện Anh Sơn, sáng 30/10 lãnh đạo huyện Anh Sơn đang chia làm 3 đoàn đi kiểm tra tại các địa phương, đồng thời chỉ đạo các địa phương tuyên truyền người dân tuyệt đối không được đi lại cho đến khi nước rút hết, cử người trực gác 24/24h ở hai đầu tràn các cầu, nghiêm cấm người và phương tiện qua lại.

Hàng loạt tuyến đường tại TP Vinh bị ngập sâu

Tại TP Vinh, mưa lớn kéo dài từ đêm đến sáng 30/10 cũng đã khiến cho nước ngập nặng. Nhiều tuyến đường sập sâu cả mét khiến các phương tiện không thể lưu thông. Các tuyến đường chính như Đại lộ Lên Nin; Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Mai Hắc Đế, đường 72m…nước ngập rất sâu, có nơi còn chảy rất xiết khiến giao thông hoàn toàn bị tê liệt. Cho đến hơn 10 sáng cùng ngày (30/10) mưa vẫn rất to và chưa có dấu hiệu ngớt, mực nước vẫn đang tiếp tục dâng lên.

Xe cứu hộ làm việc hết công suất để cứu hộ những xe bị ngập nước, chết máy

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, sáng nay (30/10), thành phố Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành,... đã đồng loạt cho học sinh các cấp học nghỉ học để đảm bảo an toàn. Trước đó, trong ngày 29/10, các huyện: Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Con Cuông đã thông báo cho học sinh nghỉ học vì mưa to, nước lũ lên cao.

Được biết, từ chiều 29/10 đến rạng sáng 30/10, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 5 nhà máy thủy điện xả lũ.

Bao gồm Thủy điện Chi Khê; Thủy điện Châu Thắng; Thủy điện Nâm Mô; Thủy điện Bản Ang và Thủy điện Khe Bố (huyện Tương Dương) bắt đầu xả lũ từ 4h ngày 30/10, với lưu lượng xả từ 500m3/s đến 1.200m3/s.

Đã có 5 nhà máy thủy điện xả lũ ở Nghệ An

Được biết, hiện nay tỉnh Nghệ An có 1.061 hồ đập thì đến tối ngày 29/10 đã có 454 hồ đầy nước, 288 hồ đạt dung tích từ 60 – 85% dung tích thiết kế. Riêng 2 hồ đập lớn là hồ Vực Mấu (dung tích 75 triệu m3) đạt dung tích 20,39/21m; đập sông Sào (dung tích 51 triệu m3)  đạt dung tích 75,39/75,7m.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục cập nhật tình hình.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Có 2 người chết và mất tích, hàng trăm hộ dân phải sơ tán
    (TN&MT) - Theo báo cáo nhanh từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT – TKCN Nghệ An, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 15 đến chiều tối ngày 19/10, toàn tỉnh có 1 người chết, 1 người mất tích; 271 hộ dân tại huyện Kỳ Sơn và 6 hộ dân tại huyện Quế Phong phải sơ tán.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân vùng sạt lở để chủ động phòng tránh
    (TN&MT) - Trượt lở, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, hàng năm đều gây thiệt hại về người và tài sản cho tại các tỉnh miền núi. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng bản đồ phân vùng phục vụ phòng chống thiên tai một cách chủ động hơn.
  • Nam Định: Rác ngập và tiềm ẩn nhiều rủi ro tại điểm du lịch tự phát
    Điểm du lịch tự phát nhà thờ đổ thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đang hiện hữu nhiều nguy cơ mất an toàn vì gắn liền với một công trình nhà thờ nằm ngay chân sóng, trong tình trạng "sắp đổ" những phần còn lại. Bên cạnh đó, tình trạng xả rác tràn lan dọc bãi biển đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan và hệ sinh thái.
  • Thanh Hóa: Báo động tình trạng sạt lở trên sông Bưởi
    Những ngày gần đây tình trạng sạt lở ở sông Bưởi xã Thạch Định, Thành Trực (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ dân sống ven sông Bưởi.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Học sinh Điện Biên chế tạo máy vớt rác tự động trên kênh mương
    (TN&MT) - Mới đây, một nhóm học sinh Trường Tiểu học và THCS Sam Mứn, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã chế tạo thành công máy vớt rác tự động cho kênh mương. Thiết bị đã được sử dụng trong thực tế, khẳng định được hiệu quả và đạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên năm 2023.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Tân Uyên – Lai Châu: Hiệu quả từ dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã có ý thức hơn trong việc giữ rừng, phát triển rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện cũng nhờ đó mà ngày càng xanh tốt. Tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện ngày một nâng lên.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Phiên chợ xanh — Bảo vệ môi trường nông thôn
    (TN&MT) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, ngày 26/9, tại Bến đò Tam Cốc (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình tổ chức sự kiện truyền thông “Phiên chợ xanh – Bảo vệ môi trường nông thôn” với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng
    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững luôn được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống thực hiện rất tốt trong những năm qua. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Minh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống về vấn đề này.
  • Dự báo thời tiết ngày 26/9: Đông Bắc Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 26/9, phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng khu vực đồng bằng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO