Nghệ An: Mỏ đá Công ty Hưng Phúc để xảy ra nhiều sai phạm, nhưng không được khắc phục?

19/12/2018, 10:01

(TN&MT)- Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Hưng Phúc (Công ty CP Hưng Phúc) khai thác đá tại mỏ đá ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã để xảy ra nhiều sai phạm. Các sai phạm đã bị cơ quan chức năng nhiều lần kiểm tra, xử phạt nhưng đến nay nhiều sai phạm vẫn chưa được khắc phục. 

Hàng loạt sai phạm

Công ty CP Hưng Phúc được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép khai thác mỏ đá tại thôn Nhân Tiến, xã Cẩm Sơn (huyện Anh Sơn) từ năm 2013. Diện tích mỏ gần 8,2 ha, thời hạn khai thác 20 năm. Đây là một mỏ đá có trữ lượng lớn, bao gồm cả đá xây dựng và đá ốp lát có chất lượng khá tốt. Khu mỏ này nằm sát đường liên xã từ Cẩm Sơn đi xã Hoa Sơn và thị trấn Anh Sơn, cách quốc lộ 7A khoảng 4km.
 

Nhiều khối đá lớn bị đổ sập xuống chân lèn sát đường từ xã Cẩm Sơn đi thị trấn Anh Sơn
Nhiều khối đá lớn bị đổ sập xuống chân lèn sát đường từ xã Cẩm Sơn đi thị trấn Anh Sơn

Theo quan sát của chúng tôi, đồi phía trong của mỏ là khai thác đá xây dựng, còn khu vực phía gần đường liên xã chủ yếu tiến hành khai thác đá khối để đưa vào xưởng cưa xẻ. Tại moong (moong là đáy mỏ được bao khép kín bởi bờ mỏ xung quanh-PV) phía Tây khu vực mỏ, đá được khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường (đá xay, đá hộc). Moong này có độ cao khoảng 70 m, dốc 70 độ trở xuống, không được đơn vị dật cấp khai thác, trên moong có nhiều đá treo, rất nguy hiểm.

Xưởng và mộ số hạng mục của Công ty Hưng Phúc lân đất nông nghiệp
Xưởng và mộ số hạng mục của Công ty Hưng Phúc lân đất nông nghiệp

Khu vực thứ 2 nằm phía Đông Nam của mỏ, khai thác đá khối để xẻ. Chiều cao khu vực từ 70 đến 80 m, dốc đứng với nhiều đá nứt nẻ rất nguy hiểm. Có khối đá treo có kích thước hàng chục m3 lơ lửng, lưng chừng núi phía gần đường giao thông liên xã.

Trước đây, việc tổ chức khai thác được thực hiện theo hình thức bạt từ dưới chân lèn lên khiến cho những vỉa đá treo hình thành chênh vênh trên vách núi rất nguy hiểm. Có mặt ở mỏ đá này vào những ngày cuối năm 2018, chúng tôi thấy nhiều vỉa đá to đã bị đổ sập xuống chân núi, ngay sát đường liên xã. Những khối đá to nằm ngổn ngang dưới chân núi phải mất rất nhiều thời gian mới thu dọn hết.
 

Nguy cơ mất an toàn lao động cao
Nguy cơ mất an toàn lao động cao

Cũng tại phía chân lèn, đơn vị này đã cho xây dựng một xưởng cưa, xẻ đá chỉ cách chân lèn vài mét, tiềm ẩn nguy cơ đá ở đỉnh mỏ sập xuống đe dọa đến tính mạng của công nhân đang làm việc trong xưởng cưa xẻ này. Điều này, cũng vi phạm quy định về khoảng cách an toàn vệ sinh lao động.

Tại xưởng cưa xẻ đá, nước thải phát sinh trong quá trình xẻ đá được thải ra khe nước phía sau xưởng. Nước thải có màu trắng đục xen lẫn màu đen của đá và dầu mỡ thải tuồn ra môi trường. Những bụi cây gần xưởng cưa xẻ nằm sát bên đường liên xã bị phủ trắng bởi lớp bụi bạc phếch. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết mặc dù xây dựng xưởng xẻ đá và hoạt động nhiều năm nay nhưng Công ty CP Hưng Phúc vẫn chưa có giấy phép xả thải ra môi trường.
 

Nước thải của xưởng đá được thải ra khe suối ở phía sau
Nước thải của xưởng đá được thải ra khe suối ở phía sau

Một người dân ở thôn Nhân Tiến, xã Cẩm Sơn bức xúc: Mỏ đá hoạt động đã nhiều năm nay, gây ồn ào, xe tải chạy hư hỏng đường sá. Từ lâu, xưởng cưa, xẻ đá không xử lý nước thải mà xả trực tiếp xuống khe suối khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Khu vực quanh mỏ đá người dân không dám cho trâu bò uống nước vì sợ độc.

Được biết, trong quá trình hoạt động khai thác mỏ, Công ty CP Hưng Phúc đã chiếm dụng 2 ha đất nông nghiệp của xã Cẩm Sơn để làm khu chế biến khoáng sản, công trình phụ trợ, nhà điều hành mà chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng chưa thực hiện đăng ký sử dụng đất lần đầu đối với gần 8,2 ha đất được nhà nước cho thuê.

Chậm trễ khắc phục

Tháng 8/2018, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Nghệ An đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản và an toàn lao động tại mỏ đá này. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản hành vi phạm hành chính và yêu cầu Công ty CP Hưng Phúc phải chấm dứt và khắc phục tồn tại nêu trên trong thời gian 30 ngày kể từ ngày lập biên bản làm việc (ngày 2/8/2018).
 

Xe tải lớn chở đá gây hư hỏng đường sá
Xe tải lớn chở đá gây hư hỏng đường sá

Tuy nhiên, cuối tháng 10/2018, Công ty CP Hưng Phúc vẫn chưa khắc phục hết những tồn tại. Vừa qua, UBND huyện Anh Sơn đã có văn bản đôn đốc doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. Huyện Anh Sơn cũng yêu cầu doanh nghiệp này nạp tiền xử phạt 20,5 triệu đồng và chủ động khắc phục hậu quả.

Trước đó, ngày 08/10/2018, Chánh Thanh tra Sở TN&MT Nghệ An đã ra Quyết định 223/QĐ-CCVPHC về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP SX Vật liệu xây dựng Hưng Phúc, có trụ sở tại số 208, đường Nguyễn Văn Cừ - TP Vinh. Lý do là đơn vị này đã không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 88/QĐ-XPVPHC ngày 11/4/2018 của Chánh thanh tra Sở TN&MT tỉnh Nghệ An. Biện pháp cưỡng chế là khấu trừ tiền từ tài khoản của tổ chức vi phạm với số tiền là 8.195.325 đồng.

Văn bản đôn đốc Công ty Hưng Phúc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản của UBND huyện Anh Sơn
Văn bản đôn đốc Công ty Hưng Phúc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản của UBND huyện Anh Sơn

Ông Đặng Huy Đô - Trưởng Phòng TN&MT huyện Anh Sơn nói: Đối với 2 ha đất nông nghiệp mà doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng trái phép huyện đang yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động trên diện tích đất chiếm dụng nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa chấp hành.

Ông Hoàng Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho biết thêm: Trước những sai phạm của Công ty CP Hưng Phúc, huyện Anh Sơn đã có 2 văn bản nhắc nhở doanh nghiệp khắc phục và có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp này. 


(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Thừa Thiên – Huế: Dân sống chung với ô nhiễm từ những “núi than” ở cảng Thuận An
    Hằng ngày, những xe chở than về cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên – Huế) để tập kết, bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường... khiến cuộc sống người dân xung quanh khổ sở.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO