Nghệ An: Khắc phục hậu quả mưa lũ và vệ sinh môi trường

Đình Tiệp | 28/09/2021, 16:29

(TN&MT) - Trong các ngày 27 và 28/9, chính quyền và lực lượng chức năng tại các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã trực tiếp đến những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ để hỗ trợ và khắc phục hậu quả. Đặc biệt, tại huyện Quỳnh Lưu, công tác giúp nhân dân khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh môi trường, tránh phát sinh dịch bệnh đang được tiến hành khẩn trương.

Đợt mưa lụt do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6 mấy ngày trước đã khiến cho hàng nghìn ngôi nhà của người dân ở Nghệ An bị ngập, nặng nhất là huyện Quỳnh Lưu. Ngoài ra, nhiều công trình cầu, cống, đường sá giao thông bị hư hỏng, cuốn trôi; hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng; nhiều diện tích ao cá, nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại rất năng nề...

Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập lụt ở huyện Quỳnh Lưu

Tại những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi đợt lũ vừa qua các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tế thực phẩm (lương khô, bánh mì, sữa, nước uống) cho người dân đang bị cô lập trong vùng ngập lụt; khôi phục các điểm sạt lở trên tuyến đường giao thông khi nước rút; thống kê mức độ thiệt hại để có giải pháp trước mắt và lâu dài giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.

Nước lũ đang rút dần sau mấy ngày ngớt mưa

Riêng tại huyện Quỳnh Lưu, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã điều động 50 cán bộ, chiến sỹ cùng 200 dân quân tự vệ giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) sử dụng ca nô, xuồng máy để di chuyển người dân ra khỏi vùng bị ngập nặng.

Công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả đang được tiến hành khẩn trương

Về công tác vệ sinh môi trường, với phương châm nước rút đến đâu tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường đến đó. Nên trong 3 ngày qua, các lực lượng chức năng như các Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, cán bộ công nhân Công ty vệ sinh môi trường đô thị cùng các lực lượng khác đã tập trung giúp người dân sắp xếp lại đồ đạc, nạo vét bùn đất, thu dọn các loại rác thải bị trôi về trong khu dân cư…Nhiều đồ đạc, hàng hóa bị ngập nước được bà con nhanh chóng phơi khô, các vật nuôi được di dời đưa về chuồng trại.

Đoàn Thanh niên huyện Quỳnh Lưu tiến hành hỗ trợ nước sạch cho người dân vùng lũ

Tuy nhiên, đến sáng 28/9, tại các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, thị trấn Cầu Giát… nước chỉ mới rút được một phần. Trên các trục đường chính, mức ngập trung bình từ 40 - 50cm, còn ở các ngõ hẻm đi vào hộ dân ở vùng trũng nước vẫn ngập từ 80 - 1m. Nước trong nhà dân vẫn còn ngập từ 20 - 30cm mặc dù 4 ngày qua không có mưa.

Giúp người dân sắp xếp lại đồ đạc

Ông Hồ Ngọc Thái – Giám đốc Công ty TNHH Thái Bình Nguyên, đơn vị phụ trách thu gom rác thải sinh hoạt của 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Qỳnh Lưu, cho hay: Đợt lụt vừa rồi, có các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, Quỳnh Giang, thị trấn Cầu Giát…là bị ngập nặng. Vì thế, khi nước rút đến đâu là đơn vị đã huy động tất cả các công nhân của đơn vị tiến hành thu gom, dọn dẹp rác thải đến đó. Đến ngày hôm nay khi nước rút thêm đơn vị lại tiếp tục khẩn trương tiến hành công việc của mình.

Nước rút đến đâu công tác thu gom rác thải được Công ty TNHH Thái Bình Nguyên (Quỳnh Lưu) tiến hành thu gom đến đó

Còn ông Đào Xuân Sơn – Trưởng phòng TN&MT huyện Quỳnh Lưu, cho biết thêm: Hiện, nước đã rút khoảng nửa mét so với ngày hôm qua, tuy nhiên đến sáng 28/9 vẫn còn khoảng 2.000 hộ dân ở các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hồng, Quỳnh Giang... đang ngập nước, hơn 200 hộ phải di dời. Ưu tiên trước mắt của huyện là hỗ trợ mì gói, nước sạch cho bà con.

Công tác vệ sinh môi trường, tránh phát sinh dịch bệnh cũng là ưu tiên hiện nay ở các vùng ngập lụt

Hiện nay, chúng tôi đang triển khai công tác cứu trợ tại các địa phương bằng phương tiện tàu thuyền, bởi các trục đường chính đến các xã đang bị ngập vẫn chia cắt; đồng thời chỉ đạo các địa phương tuyên truyền bà con nước rút đến đâu, dọn dẹp nhà cửa đến đó, giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh để phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm, sớm ổn định cuộc sống.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt nhiều địa phương ở miền núi
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, từ chiều 24/9 đến sáng nay, trên địa bàn nhiều huyện, nhất là các huyện miền núi ở Nghệ An mực nước các khe, suối dâng cao, gây ngập lụt nhiều nơi, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông không thể đi lại, nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO