Nghệ An: Kè bờ biển Cửa Lò lại bị sóng đánh “tơi tả”

Đình Tiệp - Thảo Chi | 16/10/2021, 07:49

(TN&MT) - Cơn bão số 8 không vào Nghệ An. Thế nhưng, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão này nên sóng biển tại thị xã Cửa Lò cao từ 3-5m. Sóng đánh đã khiến cho nhiều đoạn kè dọc bờ biển này bị đánh “tơi tả”, hư hỏng nhiều nơi.

Theo đó, từ sáng đến trưa ngày 14/10/2021, tại thị xã Cửa Lò có mưa rất lớn, biển động mạnh với các đợt sóng cao từ 3-5m vỗ vào bờ đã khiến cho kè biển vốn mới chỉ được sửa chữa trước đó chưa lâu bị đánh hư hỏng nhiều đoạn.

Kè biển Cửa Lò lại bị sạt lở nhiều đoạn

Cụ thể, theo quan sát của PV, tại khu vực kè phía Nam quảng trường Binh Mình một đoạn bị sóng đánh nứt toác, đổ sập kéo dài khoảng vài chục mét. Những mảng bê tông và rọ đá phía dưới chân kè và thân kè bị sóng đánh tuột ra ngoài, nứt toác. Những lan can an toàn trên bờ kè cũng bị kéo sập, nằm chỏng chơ. Ngoài ra, nhiều khu vực trên bờ kè được lát gạch Terrazo cũng bị sóng đánh bong tróc bay vào tận phía trong các ki ốt kinh doanh của người dân. Trong ngày 15/10 và 16/10, các đợt sóng đánh tuy có giảm hơn nhưng vẫn rất mạnh nên hiện tượng nứt nẻ, hư hỏng bờ kè có nguy cơ tiếp tục kéo dài thêm.

Bờ kè không thể trụ vững bởi những đợt sóng lớn

Anh Nguyễn Văn Khoa, kinh doanh ki ốt dọc bờ biển khu vực quảng trường Bình Minh, cho hay: Dọc bờ biển đoạn này mới tháng 10 năm ngoái bị sóng đánh sập kéo dài hàng vài trăm mét. Để chuẩn bị cho mùa du lịch biển năm 2021 này, UBND thị xã Cửa Lò đã cho xây dựng, tu sửa lại nhưng đợt này lại bị hư hỏng tiếp. May mà bão số 8 không vào đất liền ở Cửa Lò chứ không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra?

Dù cơn bão số 8 không vào nhưng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới cũng đủ để khiến cho nhiều đoạn kè ở Cửa Lò "tơi tả"

Ngoài khu vực bờ kè gần quảng trường Bình Minh bị hư hỏng, đoạn kè dọc dãy ki ốt kinh doanh của nhiều hộ dân theo thứ tự từ khoảng ki ốt số 20 đến 45 cũng bị sóng biển tấn công bờ kè. Theo quan sát, nhiều mảng bê tông bị sóng hất văng lên bờ, chắn ngang lối dành cho người đi bộ ở ngay mặt tiền một số ki ốt. Quan sát dưới chân kè, những mảng bê tông bị sóng đánh hở hoác hết chân đế, các rọ đá cũng bị sóng đánh cho “xiêu vẹo”.

Rất nhiều đoạn kè bị sóng đánh cho chân bị hở hoác, rọ đá "xiêu vẹo"

Còn tại bờ kè dài khoảng hơn 100m, đoạn phía sau Bưu điện thị xã Cửa Lò cũng bị sóng đánh tan hoang. Theo quan sát của PV, đoạn kè này mới chỉ được đổ bê tông khá mỏng, phía dưới các tấm bê tông được lót bạt. Vì thế, khi sóng biển dâng cao, đánh mạnh đã khiến cho tất cả những mảng bê tông này bị nứt toác, bong tróc từng mảng lớn, có đoạn vỡ vụn. Hàng cây xanh được trồng dọc bờ kè này cũng bị sóng biển “thổi bay”, bật gốc nằm chỏng chơ. Hiện, chính quyền đã căng dây cấm người dân qua lại đoạn kè này để đảm bảo an toàn.

Hàng cây xanh bị sóng đánh bật gốc, nằm la liệt

Bà Nguyễn Thị Ngát, người dân phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò, phản ánh: Đoạn kè phía sau bưu điện này mới được làm cách đây chưa lâu. Cơn bão số 8 không vào địa phương nhưng sóng biển trong ngày 14/10 rất mạnh nên đã khiến cho bờ kè bị hư hỏng như thế này đây. Mong sao sớm được đầu tư bờ kè kiên cố, vĩnh cửu cho khu vực này để chống chọi lại với sóng biển, mưa bão cho người dân đỡ lo.

Hàng trăm mét kè ở bờ biển phía sau Bưu điện thị xã Cửa Lò sóng đánh bị vỡ vụn

Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 và số 9 vào cuối năm 2020 nên nhiều đoạn kè, đường dạo bộ ở thị xã Cửa Lò đã bị sóng đánh hư hại nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn.

Theo thống kê của UBND thị xã Cửa Lò khi đó, ảnh hưởng của bão số 7 đã làm kè đường dạo bộ chắn sóng bị hư hỏng và sụt lún khoảng 300m; đường dạo bộ bị hư hỏng và sạt lún, sập khoảng 500 m2. Ngoài ra, chiều dài kè chân biển khoảng 500 m bị xói lở. Gạch Terrazo lát bậc cấp kè biển bị bong tróc hư hỏng khoảng 200 m2. Khi ảnh hưởng của cơn bão số 7 chưa được khắc phục thì ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 9 lại đến khiến tình trạng trên càng thêm nặng nề. Trong đó, kè trọng lực bị sập, xâm thực vào bờ dài khoảng 200 m.

Đợt ảnh hưởng của cơn bão số 7 và số 9 cuối năm 2020, bờ kè Cửa Lò cũng bị sóng quật hư hỏng hàng trăm mét

Kè xây đá bị sạt lở, đường dạo bộ bị hư hỏng nặng khoảng 500 m. Thậm chí, đoạn quảng trường Bình Minh cũng bị hư hỏng thêm với bê tông đường kè, chân kè bị sập khoảng 300m ở phía nam quảng trường.

Riêng trên địa bàn phường Thu thuỷ, trong số chiều dài hơn 1,5 km tuyến bờ kè chắn sóng và đường dạo bộ, đã có khoảng 800 m bị sóng đánh sập toàn bộ bờ kè và đường dạo bộ, toàn bộ hệ thống cây xanh bị bật gốc, đổ, gãy. Tổng thiệt hại do các sạt lở, hư hỏng nói chung lên tới khoảng 12 tỷ đồng.

Sạt lở bờ kè sẽ uy hiếp sự an toàn của người dân và các ki ốt kinh doanh dịch vụ dọc bờ biển

Ngày 15/10/2021, ông Doãn Văn Lâm - Trưởng Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã Cửa Lò cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 8 suy yếu nên sóng biển trong ngày 14/10 rất mạnh. Sóng đánh đã khiến cho nhiều đoạn kè bị hư hỏng, chú tôi cũng đã tiến hành thống kê chiều dài, diện tích bị hư hỏng, thiệt hại để có phương án xử lý, sửa chữa.

Người dân thị xã Cửa Lò mong sớm được đầu tư hoàn chỉnh bờ kè kiên cố để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, tạo cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp

Cũng theo ông Lâm, đa số những đoạn bị sóng đánh hư hỏng đợt vừa rồi là do vội làm tạm để kịp phục vụ cho mùa du lịch năm vừa qua. Đối với những đoạn chưa được đầu tư kè kiên cố, vừa rồi chúng tôi đã có và đang triển khai dự án từ quỹ phòng chống thiên tai và ngân sách tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ đồng.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Sạt lở nghiêm trọng đe dọa 22 hộ dân ở bờ sông Hiếu
    (TN&MT) - Tình trạng sạt lở đất dọc theo bờ sông Hiếu, đoạn qua bản Minh Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã diễn ra từ nhiều năm qua. Thế nhưng, những năm gần đây ngày càng nghiêm trọng, nhất là sau đợt mưa lũ kéo dài vào tháng 7 vừa qua khiến đất đai, nhà cửa của hàng chục hộ dân có nguy cơ sạt lở xuống sông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO