Nghệ An: Đừng để thành Vinh “thất thủ” khi mưa lớn

Đình Tiệp | 22/10/2019, 06:30

(TN&MT) - Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, trong khi quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ, khoa học nếu không muốn nói là yếu kém đã trở thành nguyên nhân chủ quan khiến cho TP Vinh trở thành “túi nước” khi có mưa lớn kéo dài xảy ra như thời gian vừa qua.

Theo báo cáo của UBND TP. Vinh thì trong các ngày 15-16/10/2019, trận mưa lớn kéo dài đã khiến cho hầu hết các tuyến đường giao thông trên địa bàn bị ngập từ 30 - 60cm. Một số tuyến đường ngập sâu như các đường Lê Ninh, Lý Thường Kiệt, Đặng Thái Thân, Nguyễn Tài, khu vực đình sau chợ Vinh ngập trung bình 1,2m; các tuyến đường Lê Hồng Phong, Phong Định Cảng, Nguyễn Văn Cừ, Lê Nin ngập sâu trung bình 0,9m... Núi Quyết bị sạt lở 60m3 đất làm 04 nhà dân phường Trung Đô bị sập nhà kho, tường rào. Sạt lở gây đổ 01 nhà dân dọc mương số 1, phường Cửa Nam.

Hầu hết các khối, xóm trên địa bàn các phường, xã đều bị ngập từ 30 đến 60cm. Một số khu vực ngập sâu điển hình như: Khối 13,14, 15 phường Bến Thủy ngập sâu trung bình 1,5m; khối 9,12 phường Cửa Nam, khối 1, 14,15 phường Trung Đô ngập sâu trung bình 1,0m; xóm 12, 13,14,15 Nghi Kim ngập sâu trung bình 0,8m…

Thống kê trên toàn thành phố Vinh có 5.680 hộ dân nước vào nhà, phải sơ tán 250 hộ dân, 20.000 con gia cầm bị chết, ngập 370 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản, 54ha lúa, 195 ha rau màu, nhiều hàng hóa của tiểu thương chợ Vinh bị hư hỏng nặng… ước tính tổng thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng. Nguyên nhân khách quan gây ngập nặng là do lượng mưa quá lớn.

TP Vinh ngập kỷ lục sau đợt mưa lũ giữa tháng 10/2019 vừa qua

Tuy nhiên, theo người dân sống lâu năm ở TP Vinh cũng như một số người am hiểu về lĩnh vực xây dựng, thủy lợi…thì nguyên nhân sâu xa của việc TP Vinh “thất thủ” trong đợt vừa qua không chỉ là do lượng mưa quá lớn như nhiều người có trách nhiệm cố giải thích mà phần lớn do tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh nhưng công tác quy hoạch quá yếu kém, thiếu khoa học và đồng bộ.

Khu tái định cư ở xóm Yên Bình, xã Hưng Đông bị ngập băng

Theo đó, liên quan đến việc chống lụt, tiêu úng cho phía Bắc và Đông TP Vinh, dọc theo đê Tả Lam có bốn cống Rào Đừng, cống Thủy Sản, cống Hói Cống, cống Hói Chùa, trong đó cống Rào Đừng ở xã Nghi Thái có quy mô lớn, tới 10 cửa thoát nước.

Mỗi khi mưa lớn kéo dài, nước ở phía Bắc và Đông TP Vinh (như các phường Hà Huy Tập, Hưng Phúc, Hưng Dũng, Trường Thi, Bến Thủy và các xã Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Hòa) đều chảy tràn tự nhiên về các cánh đồng thuộc các phường Bến Thủy, Hưng Dũng, và các xã Hưng Lộc, Hưng Hòa và con kênh Rào Đừng để tiêu thoát thông qua 4 cống này.

Các cống tiêu úng cho TP Vinh hoạt động hết công suất

Tuy nhiên, theo người dân phản ánh thì khi hồ điều hòa Hưng Hòa được xây dựng và tuyến đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài đang thi công đã như một tuyến đê thấp cản trở tiêu thoát nước cho những cánh đồng thuộc phường Hưng Dũng, Bến Thủy và một phần đồng ruộng xã Hưng Hòa. Mặt khác, tuyến đường 35m nối QL 46B với đường ven sông Lam mới được xây dựng hoàn thành nhưng hệ thống cống thoát nước có quy mô không lớn nên vô tình cũng trở thành một tuyến đê bao nữa ngăn cản việc tiêu thoát lũ.

Ngoài ra, theo phản ánh của người dân ở khối Trung Nghĩa, phường Đông Vĩnh, TP Vinh, việc ngập úng không chỉ do mưa lớn mà chủ yếu là do có sự tắc trách trong thi công các công trình giao thông, làm đường “quên” làm cống. Điều này khiến hàng trăm hộ ở đây ngập chìm trong nước mưa và nước thải;  nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả của người dân bị thiệt hại; ở khối Trung Nghĩa, phường Đông Vĩnh có nơi ngập sâu đến 1,5m và nước rút rất chậm.

Cụ thể, vào đầu năm 2019, UBND phường Đông Vĩnh cho nâng cấp tuyến đường Trần Bình Trọng nhưng đến nay vẫn chưa làm hệ thống cống thoát nước, khiến tuyến đường như một con đê ngăn không cho nước thoát khi có mưa lũ.

TP Vinh nguy cơ trở thành “túi nước” khi mưa lớn

Không chỉ làm đường “quên” làm cống thoát nước mà có xảy ra tình trạng trì trệ trong triển khai thi công của các dự án. Theo đó, công trình đường, mương thoát nước nối giữa đường Phan Thúc Trực với đường Trần Bình Trọng do phường Đông Vĩnh làm chủ đầu tư đang "án binh bất động" dù được phê duyệt từ năm 2018, khiến việc ngập lụt của người dân khối Trung Nghĩa thêm phần trầm trọng.

Về vấn đề này ông Cao Văn Toàn - Chủ tịch UBND phường Đông Vĩnh, thừa nhận do các dự án còn triển khai dang dở là một trong những tác nhân gây ra trận ngập nặng vừa qua.

Không chỉ phường Đông Vĩnh, nhiều địa phương khác ở TP Vinh cũng có chung nguyên nhân nói trên. Có thể kể đến đường Lê Ninh (kéo dài nối với đường Nguyễn Chí Thanh) thi công trì trệ đã hơn 10 năm nhưng chưa hoàn thành nên cốt đường từ lâu đã thấp, các cống còn bị hư hỏng, vùi lấp hết, cỏ dại mọc um tùm nên khu vực chân cầu vượt đường 72 Vinh Hưng Tây cũng như khu tái định cư phường Quán Bàu đợt mưa lụt vừa qua đã bi ùn ứ nước và ngập khá nặng.

Hay như đường Bùi Dương Lịch ở xã Hưng Đông đang thi công dang dở ngay bên cạnh các khu tái định cư mới nằm dọc phía Bắc tuyến đường khiến cho tình trạng ngập đường xảy ra thường xuyên. Thậm chí, nước chảy xiết như sông trên tuyến đường này trong đợt lụt vừa qua.

Người dân TP Vinh nói chung và tiểu thương chợ Vinh nói riêng thiệt hại lớn trong đợt ngập lụt vừa qua (trong ảnh là nhiều hàng hóa hư hỏng do bị ngập nước, tiểu thương chợ Vinh vứt ra đường để vận chuyển về bãi rác)

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất trống tự tiêu thoát nước thu hẹp nhanh chóng, nhiều hồ chứa nước cũng bị san lấp để lấy đất bán, xây chung cư, khu đô thị; đường xá chằng chịt nhưng quy hoạch thiếu khoa học, đồng bộ…là những nguyên nhân chính dẫn đến điệp khúc cứ mưa là ngập ở TP Vinh trong những năm gần đây.

Mưa ngớt sau 1 ngày nhưng lượng nước ngập tại khối Trung Nghĩa, phường Đông Vĩnh vẫn chưa rút hết. Điều này thể hiện sự yếu kém của hệ thống tiêu thoát nước của khu vực

Ông Đinh Tiến Dũng - Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị TP Vinh, nhìn nhận hệ thống thoát nước lũ hiện nay của TP Vinh đã cũ, không theo kịp tốc độ phát triển đô thị hóa. Các phường có hệ thống kênh thoát nước nhưng mang tính nhỏ lẻ, thiếu khoa học, đồng bộ nên khi có mưa lớn, nước không có chỗ thoát kịp thời.

Thực trạng ngập úng mỗi khi trời mưa ở TP Vinh đã đến mức báo động. Nếu UBND tỉnh Nghệ An không sớm chỉ đạo lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước cho thành phố một cách khoa học, đồng bộ để giải quyết những vấn đề bất cập như đang diễn ra thì nguy cơ thành phố này trở thành “túi nước” trong mùa mưa lũ là điều đã được dự báo trước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Vọng mãi lời Người với đồng bào các dân tộc Yên Bái
    (TN&MT) - Sáng mùa thu ngày 25/9/1958, hàng nghìn đồng bào các dân tộc của tỉnh Yên Bái đã có mặt tại sân vận động thị xã, nay là TP.Yên Bái để được gặp Bác Hồ. Trải qua 65 năm, những kỷ niệm Bác về thăm đã trở thành di sản thiêng liêng, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho những người con Yên Bái. Bao nhiêu năm quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi, những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để tỉnh Yên Bái vững bước đi lên.
  • Đặc sắc Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa
    (TN&MT) - Tối 23/9, tại thị sã Sa Pa, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa. Hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đã quần tụ tại sân vận động trung tâm thị xã Sa Pa để tham dự Lễ kỷ niệm.
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai
    (TN&MT) - Ngày 23/9, UBND tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lên tham Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
  • 80 triệu đồng cho giải cao nhất - Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ Nhất
    (TN&MT) - Đó là thông tin mà Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon vừa công bố khi phát động “Giải Báo chí Phát triển Xanh” lần thứ Nhất (2023 – 2025).
  • Bắc Ninh gặp gỡ, trao đổi đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X
    (TN&MT) - Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu tham dự Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Khai mạc Lễ hội Trà Shan tuyết lần thứ nhất
    Tối 22/9, UBND huyện Văn Chấn (Yên Bái) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Trà Shan tuyết lần thứ Nhất, năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa giữa ngàn mây”.
  • Bí mật của Tà Đùng

    Bí mật của Tà Đùng

    22:23 22/09/2023
    (TN&MT) - Chưa thấy ai kỳ cục giống Tà Đùng. Lần đầu tiên trình diện, vừa cất tiếng gọi “Tà Đùng ơi” thì bỗng đâu ào tới một cơn mưa. Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng Khương Thanh Long nói với tôi: “Đại ngàn chào em đấy. Ở đây đôi khi rừng vẫn có cách chào hỏi rất riêng”.
  • Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên
    Những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được bảo đảm, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.
  • Triển khai hiệu quả công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
    (TN&MT) - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu đã xây dựng và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc tuyên truyền và thông tin quy định về tác hại của thuốc lá, hướng đến tạo dựng môi trường công sở trong lành, xanh sạch và giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá thụ động trong cơ sở.
  • [Infographic] - Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 của Bộ TN&MT
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm tuyên truyền việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và duy trì nhân rộng mô hình “Công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Lai Châu cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún do mưa lũ
    (TN&MT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu ngày 22/9, cảnh báo trong 06 giờ tới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống trên các khe suối nhỏ; sạt lở đất trên các sườn núi dốc, taluy dương; ngập úng ở các vùng trũng, thấp.
  • Little Ba Na Hills, mang Bà Nà xuống phố
    (TN&MT) - Ngày 20/9, Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà đã đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills tại địa chỉ 36 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills giữa lòng thành phố bên sông Hàn.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Khai mạc giải bóng đá sinh viên
    Chiều ngày 21/9 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng đá sinh viên do Liên chi Đoàn khoa Lý luận Chính trị tổ chức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO