Nghệ An: “Điểm sáng” giữ gìn môi trường trong khu dân cư ở Quỳ Châu

Đình Tiệp | 25/07/2021, 17:41

(TN&MT) - Những năm gần đây, khi đặt chân đến các đường làng, ngõ xóm, khu dân cư ở nhiều xã, thị trấn tại huyện nghèo vùng cao Quỳ Châu nhiều người không khỏi bất ngờ vì đường sá luôn thông thoáng, sạch đẹp. Thành quả lớn này có được là nhờ mô hình đặt thùng rác ở từng hộ gia đình trong các khu dân cư.

Thị trấn Tân Lạc đi “tiên phong”

Là huyện miền núi, bên cạnh tập trung phát triển Kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống của bà con các dân tộc, những năm gần đây, chính quyền và người dân huyện miền núi Quỳ Châu luôn chú trọng công tác môi trường, mỹ quan thị trấn, thị tứ và các bản làng, từng bước xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Nhất là tại thị trấn Tân Lạc, công tác bảo vệ môi trường được các cấp chính quyền hết sức quan tâm nên có sự chuyển biến rất tích cực trong những năm qua.

Hàng nghìn thùng đựng rác đặt tại các tuyến đường và khu dân cư ở huyện Quỳ Châu

Chị Nguyễn Thu Hiền, ở khối Hoa Hải, thị trấn Tân Lạc, cho biết: “Trước đây người dân thị trấn Tân Lạc chúng tôi chưa chú trọng về vấn đề môi trường. Nay, nhận thức của người dân đã được nâng cao nên việc thu gom rác thải đúng nơi quy định để công nhân vệ sinh môi trường gom rác đưa đến điểm tập kết nên môi trường sạch sẽ hơn nhiều”.

Khối Tân Hương là khu dân cư mới được sáp nhập vào thị trấn Tân Lạc từ xã Châu Hạnh. Được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ từ chính quyền nên 100% những hộ dân cư tại khối Tân Hương đều đã mua và đặt thùng đựng rác trước cổng nhà. Nhìn khối xóm lúc nào cũng sạch đẹp khiến cho những ai từng đặt chân đến đây đều không khỏi bất ngờ, mến mộ.

Người dân làng du lịch cộng đồng Hoa Tiến, xã Châu Tiến luôn có ý thức bảo vệ môi trường

Anh Lê Thanh Phong, ở Khối Tân Hương, cho biết: “Khối Tân Hương mới được sáp nhập vào thị trấn Tân Lạc từ xã Châu Hạnh. Trong vài năm trở lại đây, ý thức thu gom rác thải, để rác đúng nơi quy định, vệ sinh dọn dẹp đường khối xóm luôn được bà con quan tâm với ý thức tự giác rất cao. Nay, gần như nhà nào cũng “hòa chung” với cả khối xóm và đã hình thành cái “nếp” trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường luôn xanh – sạch – đẹp”.

Đường làng, khối xóm sạch sẽ, thoáng mát

Có thể nói rằng, trong những năm qua chính quyền thị trấn Tân Lạc cũng như huyện Quỳ Châu luôn chú trọng đến vấn đề vệ sinh môi trường, mỹ quan khối xóm. Toàn thị trấn Tân Lạc có hơn 1.200 hộ dân thì nay có tới hơn 1.000 thùng chứa rác được đặt trên các tuyến đường và trong các khu dân cư. Chính quyền thị trấn Tân Lạc cũng như huyện Quỳ Châu luôn coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, xem đây là một trong những tiêu chí hàng đầu cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Từ những nỗ lực của chính quyền và ý thức của người dân được nâng cao nên toàn bộ các Khối của thị trấn Tân Lạc luôn sạch sẽ, đường sá cũng vì thế thoáng đãng, sạch đẹp, không khí trong lành.

Nhân rộng mô hình hay

Trước những hiệu quả ngoài sự mong đợi của mô hình đặt thùng rác tại các tuyến đường, ngõ khối và các hộ gia đình ở thị trấn Tân Lạc, chính quyền các xã lân cận đã mạnh dạn đề xuất UBND huyện và phòng TN&MT Quỳ Châu quan tâm hỗ trợ từ các nguồn lực để triển khai, học tập mô hình nêu trên.

Môi trường trong lành là một yếu tố quan trọng để bản thái cổ Hoa Tiến, xã Châu Tiến làm du lịch cộng đồng, thu hút du khách

Theo đó, vào đầu năm 2017, dự án “Phát triển nông thôn đa lĩnh vực” do Vương quốc Bỉ tài trợ cũng đã tiến hành tài trợ thêm cho thị trấn Tân Lạc 500 thùng đựng rác. Tiếp đó, xã Châu Tiến được hỗ trợ 100 thùng chứa rác, xã Châu Bình cũng nhận được sự hỗ trợ từ Vương quốc Bỉ 100 thùng đựng rác.

Nhận thấy hiệu quả từ các thùng đựng rác do Vương quốc Bỉ tài trợ, xã Châu Tiến đã huy động nguồn lực xã hội hóa từ dân và các nguồn khác để lắp đặt thêm 650 thùng rác tại các bản như Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2, Bản Minh Tiến, Bản Lầu…

Lãnh đạo UBND huyện Quỳ Châu kiểm tra bãi rác mới

Chị Tâm, ở bản Hoa Tiến 2, xã Châu Tiến, cho hay: “Bản Hoa Tiến là làng làm du lịch cộng đồng. Đây là bản làng người Thái cổ với kiến trúc nhà sàn và các nét đẹp văn hóa cổ xưa còn lưu giữ được. Để làm tốt du lịch cộng đồng, để thu hút được khách thập phương đến bản thì yếu tố làm tốt công tác vệ sinh môi trường cũng là một trong những yếu tố then chốt. Nhờ sự quan tâm của cấp trên nên những năm qua các thùng rác được đặt tại các hộ gia đình, ý thức thu gom rác thải của người dân vì thế đã đổi thay theo hướng rất tích cực. Các anh thấy đó, đường bản sạch không một cọng rác…”.

Bãi rác cũ đã quá tải của huyện Quỳ Châu ở xã Châu Hạnh được đóng cửa vào tháng 6/2021, rác tồn đọng tại bãi rác cũ này đang được vận chuyển đi để xử lý tại bãi rác thải mới

Ông Lô Thanh Sơn – Trưởng Phòng TN&MT huyện Quỳ Châu, cho biết: “Trước đây do người dân chưa có ý thức cũng như chưa có điều kiện để xây dựng hay đặt thùng đựng rác nên rác thải được đổ bưa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Bắt đầu từ năm 2007, theo dự án “Phát triển nông thôn đa lĩnh vực” do Vương quốc Bỉ đã tài trợ các thùng rác để đặt tại các tuyến đường và các hộ gia đình, họ hỗ trợ theo từng đợt. Mới đây họ lại hỗ trợ hơn 1.000 thùng rác các loại cho toàn huyện. Hiện, toàn thị trấn có khoảng 1 nghìn thùng rác loại này phân bố trên 6 khối, gồm Khối 1, 2, 3, 4, Khối Tân Hương và Khối Hoa Hải”.

“Do bãi rác thải tập trung của huyện đặt tại xã Châu Hạnh đã quá tải nên huyện quyết định đóng cửa vào cuối tháng 6/2021 và đầu tư bước đầu với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng để mở một bãi rác thải mới ở xa khu dân cư tại xã Châu Hội. Hiện, rác thải sau khi được thu gom sẽ được đưa ra tập trung xử lý tại bãi rác này. Còn tại xã Châu Tiến và Châu Thắng thì đưa ra bãi rác Hồng Tiến để xử lý” – Ông Lê Hải Lý – Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu.

Cũng theo ông Sơn, trong mấy năm trở lại đây, mỗi năm huyện trích thêm khoảng 1 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp môi trường để hỗ trợ các xã mua thêm thùng rác, xây lò đốt rác thải tại chỗ cho người dân. Ngoài ra, một số xã cũng thu phí xử lý rác theo quy định và được người dân rất đồng tình ủng hộ.

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền các cấp và sự đồng thuận của người dân nên lượng rác thải bị đổ bừa bãi hầu như không còn, môi trường tại thị trấn, các trung tâm xã, các bản làng của huyện vùng cao này đang trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Đây là một trong những mô hình tốt, cách làm hay mà không chỉ các huyện vùng cao mà các huyện đồng bằng cũng cần học hỏi, nhân rộng.

Bài liên quan
  • Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới từ thôn, bản
    (TN&MT) - Để một xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã xây dựng các thôn đạt chuẩn nông thôn mới để từ đó nhân rộng ra toàn xã. Nhờ đó, năm 2019 Trấn Yên đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO