Thứ Hai, 14/4/2025 6:23 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 06/04/2022 , 14:39 (GMT+7)

Nghệ An: Chùa Viên Quang phóng sinh 12 tấn cá xuống sông Lam

Thứ Tư 06/04/2022 , 14:39 (GMT+7)

(TN&MT) - Đây được xem là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An, Trong lễ phóng sinh này, chùa Viên Quang đã thả xuống sông Lam hơn 12 tấn cá.

Chiều ngày 05/4/2022, Chùa Viên Quang xã Nam Thanh (Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) vừa tổ chức lễ phóng sinh thả 12 tấn cá xuống sông Lam. Địa điểm phóng sinh tại bến thuyền Đền Vua Mai Hắc Đế, huyện Nam Đàn.

Tham dự buổi lễ phóng sinh có các chư tăng, cán bộ Lữ đoàn Công binh 414 (Quân khu 4), lãnh đạo huyện Nam Đàn, xã Nam Thanh và hàng nghìn phật tử đến từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh.

Tại buổi phóng sinh có 12 chiếc xe ô tô vận chuyển 12 tấn cá phóng sinh cập sát bến sông Lam. Hàng trăm thanh niên, sinh viên tình nguyện đã có mặt tại đây để chuyển cá từ trên xe ra thả giữa sông.

anh-1(4).jpg
Hàng chục xe tải chở cá đến bến sông Lam

Cá phóng sinh gồm cá loại trôi, mè trắm được nhà chùa mua từ Trại cá giống Hải Sản Xuân Hoà, đảm bảo chất lượng. Từng bì cá, chậu cá được mọi người thả xuống sông Lam trong lời cầu nguyện phóng sinh.

Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là trực tiếp giải cứu sinh mạng cho chúng sinh, giúp cho loài vật sớm có được một cuộc sống an lành, không bị giết hại. Tại buổi phóng sinh, nhiều bà con phật tử cũng xuống sông tham gia vận chuyển cá phóng sinh.

Việc phóng sinh có ý nghĩa huấn tập lòng từ bi yêu thương đối với chúng sinh và khơi gợi đạo đức hiếu sinh. Việc phóng sinh sẽ tạo cho con người sức khỏe, niềm tin vào cuộc sống để vượt qua mọi tai ương. Đây là nét văn hóa khơi gợi lòng từ bi yêu thương chúng sinh, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái trong cộng đồng.

Được biết, hàng năm chùa Viên Quang thường tổ chức lễ phóng sinh (thả cá, thả chim...). Tuy nhiên, đây là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước tới nay mà nhà chùa tổ chức. Trước đây mỗi lần phóng sinh, chùa thường thả từ 5 tạ đến 1,5 tấn cá; năm 2021 cũng phóng sinh 10,4 tấn cá. Lần phóng sinh này chùa thả hơn 12 tấn cá.

anh-2(5).jpg
anh-3(3).jpg
Hàng nghìn phật tử, người dân tham gia lễ phóng sinh
anh-4.jpg
anh-5.jpg
Cá lần lượt được đưa xuống sông để phóng sinh một cách an toàn
anh-6.jpg

Đông đảo đoàn viên, thanh niên tình nguyện hăng hái tham gia phóng sinh cá

anh-7.jpg
Hàng năm chùa Viên Quang thường tổ chức lễ phóng sinh (thả cá, thả chim...).
anh-8.jpg

Tuy nhiên, đây là lễ phóng sinh lớn nhất từ trước tới nay mà nhà chùa tổ chức

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm