Nghệ An: Chậm triển khai gói hỗ trợ dịch Covid-19

Đình Tiệp - Thảo Chi | 17/09/2021, 17:31

(TN&MT) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 ngày 01/7/2021 và Quyết định 23 ngày 07/7/201 của Thủ tướng về một số chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tại tỉnh Nghệ An đến nay các gói hỗ trợ được triển khai rất chậm chạp.

“Tiếp sức” để vượt qua khó khăn

Để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động, ngày 01/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Theo đó, Nghị quyết số 68 cũng đưa ra 05 nguyên tắc để thực hiện gồm: Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách;

Người lao động rơi vào khó khăn, mất việc do dịch bệnh Covid-19

Xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do phải gánh thêm nhiều chi phí phát sinh, người lao động mất việc làm gia tăng

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

Theo Nghị quyết 68 thì nguồn kinh phí 26 nghìn tỷ đồng, tập trung vào hai đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch Covid-19 cũng được bố trí để giải ngân.

Cùng với Quyết định 23, đây là động thái của Nhà nước nhằm chia sẻ khó khăn, “tiếp sức” cho doanh nghiệp, người lao động vượt qua đại dịch Covid-19, sớm ổn định tình hình để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Gói hỗ trợ người lao động mất việc làm có ý nghĩa rất quan trọng

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tính đến ngày 26/8 đã có 490.400 người lao động trên địa bàn cả nước phải ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, mất việc làm do doanh nghiệp phá sản, giải thể…do đại dịch Covid-19.

Riêng tại Nghệ An có trên 33 nghìn lao động tự do bị mất việc làm. Vì vậy, sau khi có chủ trương nói trên, ngày 15/7/2021, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 386/KH- UBND và Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 để hướng dẫn, đốc thúc các Sở, ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ.

Nghệ An cũng giao cho Sở Lao động Thương và Xã hội tỉnh này khẩn trương tiếp nhận, rà soát danh sách các đối tượng liên quan theo đúng quy định để sắp xếp, đề xuất phân bổ giải ngân nguồn ngân sách.

Cần đẩy nhanh chính sách hỗ trợ

Chủ trương, chính sách của Chính phủ khi ban hành được đông đảo người lao động, doanh nghiệp phẩn khởi, sớm mong được triển khai trên thực tiễn ở từng địa phương.

Vậy nhưng, tại Nghệ An, gói hỗ trợ giúp an sinh xã hội này đối với họ hiện nay đang gặp rào cản rất lớn do tiến độ triển khai chậm, thủ tục ruờm rà, phức tạp...

Riêng Tp Vinh, từ nhiều tháng nay hàng trăm doanh nghiệp cùng với hàng nghìn người lao động phải chấp nhận ngừng hoạt động, nghỉ việc suốt nhiều tháng qua, điển hình nhất là phải thực hiện “ai ở đâu ở đó” từ ngày 23/8 đến 13/9.

Việc triển khai gói hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động ở Nghệ An được thực hiện rất chậm chạp

Về gói hỗ trợ này, qua đợt 1 (tính đến ngày 09/8), Nghệ An mới chỉ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động là 61 người với kinh phí hỗ trợ 179 triệu đồng. Và, mới chỉ có 6.966 doanh nghiệp, với 148.518 lao động được Bảo hiểm xã hội xác nhận đã giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với kinh phí hơn 7 tỷ đồng.

Đại diện Công ty Cổ phần Vilaconic (địa chỉ Tp Vinh) cho biết, để thực hiện “mục tiêu kép”, doanh nghiệp đã phải bố trí một nguồn kinh phí rất lớn phục vụ quy trình xét nghiệm, test nhanh Covid-19 cho hàng trăm lượt lao động trong suốt thời gian qua.

“Từ giữa năm 2020 đến nay, với gần 200 đầu xe vận tải liên vận Việt – Lào, khi dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi đã phải thực hiện cơ chế đổi tài tại khu vực cửa khẩu đã đội chi phí lên gấp nhiều lần so với trước kia. Chưa kể, chính sách riêng để hỗ trợ cho người lao động đi làm trong bối cảnh dịch Covid-19 như thời gian qua đã khiến doanh nghiệp càng khó nay thêm gánh nặng hơn. Còn khâu tiếp cận các gói hỗ trợ cho người lao động, giảm đóng bảo hiểm theo Nghị quyết 68 cũng chưa thấy triển khai trên thực tế” – đại diện Công ty Cổ phần Vilaconic cho biết.

Còn theo phản ánh của một số doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An thì riêng về cơ chế để doanh nghiệp tiệp cận nguồn vốn vay lãi suất 0 đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội cũng đã gặp nhiều trắc trở. Đơn cử như khi trình hồ sơ, phía ngân hàng lại đưa ra lý do là doanh nghiệp mới chỉ bị giãn cách theo Chỉ thị 16 mới 14 ngày, còn thiếu 01 ngày nữa mới được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi…

Trước thực trạng chậm triển khai gói hỗ trợ an sinh theo Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ ở địa phương, vào ngày 06/9/2021, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ký, ban hành Công văn số 6501 để đốc thúc thực hiện.

Tỉnh Nghệ An cũng thừa nhận là công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 trên địa bàn sau hơn 01 tháng áp dụng vẫn còn chậm.

Những người lao động đang trông chờ từng ngày để nhận được sự hỗ trợ, vượt qua khó khăn ban đầu do đại dịch Covid-19 gây ra

“Tuy nhiên, vẫn còn một số sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai chưa nhanh, chưa chủ động bám sát nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo Kế hoạch số 386/KH-UBND ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh; việc triển khai chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Quyết định số 22/2021/QĐUBND của UBND tỉnh còn rất chậm; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo hàng ngày chưa kịp thời...” – văn bản số 6501 của UBND tỉnh Nghệ An nêu.

Đây là một quyết sách hỗ trợ đầy nhân văn và có ý nghĩa lớn. Việc linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách an sinh xã hội để người lao động và doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trở thành yêu cầu rất bức thiết.

Bài liên quan
  • Nghệ An - Hà Tĩnh: Đảm bảo lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu phải an toàn
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được các cấp, ngành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tiến hành một cách khẩn trương, chặt chẽ. Đặc biệt, 2 tỉnh đã đảm bảo lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa qua lại các cửa khẩu trong điều kiện phòng, chống dịch một cách an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Diễn đàn Tổng biên tập "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”.
  • Báo chí thực hiện xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội
    Thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” năm thứ 4: 2023, trong hai ngày 29 và 30 tháng 09 năm 2023, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thông với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức khóa tập huấn “Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội” tại Bắc Giang cho các nhà báo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc.
  • Nâng cao chất lương du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Làm du lịch cộng đồng cần đưa dịch vụ của khách sạn 5 sao vào nhà dân “không có sao”. Khi thu nhập từ du lịch tăng lên, người dân hiểu rằng khách đến với họ vì cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa thì họ sẽ chủ động giữ gìn và bảo vệ.
  • Thái Nguyên: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO