Nghệ An: Cần xử lý nghiêm việc phá rừng phòng hộ để trồng keo

Đình Tiệp | 10/05/2020, 08:25

(TN&MT) - Mới đây, tại khu vực tiếp giáp ranh giữa xã Nghĩa Bình (huyện Tân Kỳ) và xã Lăng Thành (huyện Yên Thành) đã bị một số đối tượng tìm cách phát luỗng, thu dọn thực bì, san ủi đất rừng để nhằm mục đích biến đất rừng phòng hộ thành đất trồng keo.

Theo thông tin chúng tôi có được, ngày 23/3/2020, tại địa điểm lô 41G, khoảnh 12, tiểu khu 853A rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Kỳ quản lý (thuộc địa phận xóm 7, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) tổ tuần tra đã phát hiện bắt quả tang ông Nguyễn Cảnh Chiến, trú ở xóm 5, xã Nghĩa Bình có hành vi xử lý thực bì với diện tích gần 300m2 trạng thái rừng giang nứa.

Chưa hết, ông Nguyễn Cảnh Chiến còn dùng máy múc san ủi tại khoảnh 12, tiểu khu 585A làm đường vào rừng dài 600m, rộng 5m và phát 0,5ha thực bì. Sau đó, UBND xã Nghĩa Bình đã xử phạt ông Chiến 5 triệu đồng về hành vi mở đường và phát thực bì trái phép trên đất rừng phòng hộ.

Lán trại trú chân của các đối tượng phá rừng

Ngày 27/3/2020, tổ bảo vệ Công ty CP Đầu tư và Phát triển nguyên liệu TH vùng Đông Bắc Nghệ An (gọi tắt là Công ty Đông Bắc) phát hiện một con đường giao thông được đào bằng máy múc từ vùng rừng của xã Nghĩa Bình (huyện Tân Kỳ) vượt qua đỉnh núi sang địa phận rừng thuộc xã Lăng Thành (huyện Yên Thành) do Công ty Đông Bắc đang quản lý. Mục đích của hành vi này là nhằm lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng.

Tuy nhiên, sự việc chưa dừng lại ở đó, ngày 14/4/2020, tổ công tác bảo vệ rừng Công ty Đông Bắc kiểm tra phát hiện một số đối tượng lại tiếp tục phát dọn thực bì tại khu vực này, khi tổ bảo vệ rừng công ty tiếp cận hiện trường thì các đối tượng bỏ chạy.

Con đường được các đối tượng đào xuyên rừng phòng hộ dài hàng ki lô mét

Qua kiểm tra hiện trường, diện tích phát dọn thực bì khoảng 2,5ha, trạng thái rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ. Trong đó, diện tích phát trắng giang nứa khoảng 1,5ha, diện tích phát luỗng (phát dây leo, cây bụi trước khi khai thác chính-PV) thuộc rừng gỗ khoảng 1ha. Vị trí làm đường và phát thực bì thuộc lô 3, tiểu khu 873, thuộc địa giới hành chính xã Lăng Thành (huyện Yên Thành). Đường giao thông san ủi làm trên đất rừng dài gần 300m, rộng từ 3 đến 3,5m. Hiện, mặt đường đã trồng keo với diện tích trên 1.000m2.

Quyết định xử phạt Nguyễn Cảnh Chiến 5 triệu đồng của UBND xã Nghĩa Bình

Trước sự việc trên, Công ty Đông Bắc đã phân công cán bộ xác minh người vi phạm và phối hợp với kiểm lâm địa bàn lập biên bản hiện trường và thông tin sự việc trên đến Hạt Kiểm lâm Tân Kỳ để phối hợp ngăn chặn hành vi vi phạm của đối tượng. Do người vi phạm là người ngoài huyện Yên Thành, hiện trường rừng núi nên Công ty Đông Bắc rất khó khăn trong công việc ngăn chặn và xử lý. Để tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết sự việc, Công ty Đông Bắc đã báo cáo và đề nghị UBND huyện Yên Thành, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thành, UBND xã Lăng Thành hỗ trợ sớm giải quyết vụ việc trên. Tuy nhiên đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Lá (BQL RPH Tân Kỳ) tại hiện trường vụ phá rừng

Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, con đường đất được mở bằng máy múc có chiều dài hàng ki lô mét đâm qua cánh rừng phòng hộ xã Nghĩa Bình rồi xuyên thẳng sang cánh rừng phòng hộ tại xã Lăng Thành. Nhiều cây gỗ lớn bị máy múc đào ngang gốc vứt chỏng chơ xuống phía ta luy âm; ngoài ra, nhiều cây gỗ cũng bị đốn hạ chỉ còn trơ gốc. Tuy nhiên, trong biên bản hiện trường của các lực lượng chức năng thì không hiểu vì sao lại không đưa chi tiết có nhiều cây gỗ bị chặt phá.

Được biết, Công ty Đông Bắc được nhà nước giao quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp từ Tổng đội TNXP 6 trước đây. Vùng đất trên là diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, thuộc địa giới hành chính xã Lăng Thành và giáp ranh với xã Nghĩa Bình.

Nhiều cây gỗ lớn bị máy múc đào tận gốc vứt chỏng chơ xuống ta luy âm

Ông Nguyễn Sỹ Đa - Tổng Giám đốc Công ty Đông Bắc cho biết, từ thời điểm phát hiện sự việc, công ty đã cử lực lượng bảo vệ túc trực tại hiện trường để canh giữ không để xẩy ra tình trạng phát thêm. Từ đó, đến nay, không thấy người dân phát thêm và trồng keo. Hiện nay, công ty cũng chưa xác định được các đối tượng do vô tình không phân định được ranh giới hay cố tình lấn sang đất rừng phòng hộ của đơn vị. Công ty Đông Bắc đã tiến hành làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Kiểm lâm Tân Kỳ để tiến hành phân định rõ mốc giới.

Ông Nguyễn Viết Khánh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thành cho biết, cuối tháng 3/2020, phát hiện có 1 con đường đào bằng máy múc từ ranh giới giữa xã Nghĩa Bình sang địa giới xã Lăng Thành nhưng thuộc lâm phần quản lý của Công ty Đông Bắc. Giữa tháng 4/2020, lực lượng chức năng lại phát hiện một diện tích giang nứa bị phát. Sau đó, kiểm lâm địa bàn đã phối hợp với Công ty Đông Bắc để kiểm tra hiện trường, phối hợp với Hạt Kiểm lâm Tân Kỳ, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ để làm rõ vụ việc. Hiện nay, Công ty Đông Bắc cũng chưa thống kê cụ thể. Do đó, Hạt kiểm lâm đang chỉ đạo và phối hợp với Công ty Đông Bắc đo đếm cụ thể diện tích bị chặt theo các tiêu chí quy định của pháp luật về rừng. Trong đó, phải thể hiện được đất có rừng hay không có rừng, diện tích bao nhiêu. Lực lượng bảo vệ rừng đang tiến hành kiểm tra thường xuyên để nắm bắt mọi động thái tiếp theo của những kẻ chặt phát. Thường sau khi phát luỗng nếu không kiểm tra nắm bắt, khi có cơ hội người dân sẽ cắt trắng để lấy đất rừng để trồng keo.

Nhiều gốc cây trơ trọi sau khi bị chặt hạ

Còn ông Đinh Văn Hải – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, xác nhận có hiện tượng chặt phá, phát để trồng keo trên diện tích hơn 2,5ha mà đơn vị đã giao khoán cho 1 cá nhân tại xã Nghĩa Bình. Hiện, xã đã xử phạt cá nhân này, riêng Ban luôn có người túc trực trong hiện trường để đề phòng người dân đốt.

Theo điều tra của PV, việc một số đối tượng ngang nhiên vào đất rừng phòng hộ để chặt phá rừng trồng keo như phản ánh ở trên là do có người đứng đầu sau “chỉ đạo”, “chống lưng”. Theo Công ty Đông Bắc thì người này tên là Th, trú tại huyện Tân Kỳ.

Các đối tượng phá xong rừng phòng hộ lập tức tiến hành trồng keo

Cũng cần phải nói thêm rằng, hiện tương chặt phá rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Tân Kỳ diễn ra kéo dài đã nhiều năm nay. Trước đây là hàng nghìn héc ta rừng phòng hộ tại xã Nghĩa Dũng, sau đó là hàng trăm héc ta tại xã Kỳ Tân bị cạo trọc. Tuy nhiên, tất cả các đều chưa được xử lý triệt để thì lại tiếp tục xảy ra hiện tượng trên tại xã Nghĩa Bình (huyện Tân Kỳ) và xã Lăng Thành (huyện Yên Thành) như đã phản ánh.

Dư luận cho rằng, sự nương tay, xử lý thiếu kiên quyết của các cơ quan chức năng đã gây nên hiện tượng “nhờn thuốc”. Vì thế, trong tương lai không xa những cánh rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Tân Kỳ cũng như một số xã giáp ranh của huyện Yên Thành sẽ tiếp tục bị “tàn phá” là điều có thể dự báo trước.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Vấn đề phá rừng làm “nóng” phiên chất vấn HĐND tỉnh
    (TN&MT) - Chiều 19/12, các đại biểu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ V, HĐND tỉnh Nghệ An tại Hội trường. Vấn đề tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; Công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng được đưa ra để chất vấn giám đốc sở NN&PTNT.“Nóng” phiên chất vấn Giám đốc Sở NN&PTNT

(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Cấp “sổ đỏ” xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, xử lý thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đỗ Thị Thường ở Thôn An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Năm 1995, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) với mục đích “Đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài”.
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO