Nghệ An: Cần xử lý nghiêm các dự án “cầm đèn chạy trước ô tô”

07/06/2018, 16:29

(TN&MT) - Mặc dù chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật, thế nhưng một số dự án xây dựng nhà máy quy mô lớn đã cho máy móc tiến hành...

(TN&MT) - Mặc dù chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật, thế nhưng một số dự án xây dựng nhà máy quy mô lớn đã cho máy móc tiến hành san lấp mặt bằng rầm rộ. Dư luận lên tiếng, chính quyền đình chỉ… nhưng chủ đầu tư vẫn “cố đấm ăn xôi”. 
 
Mặc dù chỉ mới được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư, đang trong giai đoạn thỏa thuận giải phóng mặt bằng (GPMB), chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và dĩ nhiên chưa được cấp phép xây dựng..., nhưng công ty Cổ phần Trung Đô, có trụ sở tại số 205, đường Lê Duẩn, phường Trung Đô, TP.Vinh đã ngang nhiên phá rừng, san lấp mặt bằng tại xóm 1, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc để xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng. 
Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty CP Trung Đô chưa đủ thủ tục đã ồ ạt thi công
Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty CP Trung Đô chưa đủ thủ tục đã ồ ạt thi công
Theo tìm hiểu, dự án Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Nghi Văn của công ty Cổ phần Trung Đô có tổng mức đầu tư là 1.025 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc diện thu hút đầu tư của UBND tỉnh Nghệ An.
 
Tại công trường mà đơn vị này “cầm đèn chạy trước ô tô”, nhiều héc ta bạch đàn, thông nằm trên những ngọn đồi đã bị san phẳng để lấy đất phục vụ cho việc san lấp mặt bằng, xây dựng nhà máy. Tại đây, công ty Cổ phần Trung Đô còn cho dựng lên nhiều nhà tạm tại công trường cho công nhân ở và tập trung máy móc phục vụ cho việc xây dựng.
 
Theo phản ánh của người dân, những ngày cuối tháng 5/2018, hàng chục chiếc xe ben, máy múc, máy ủi đã được tập trung về đây để thực hiện dự án.
 
Theo UBND xã Nghi Văn, dự án xây dựng nhà máy của công ty Cổ phần Trung Đô mới chỉ được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa có ĐTM, chưa được cấp phép xây dựng. Lúc đầu, công ty xin phát quang đường băng, nhưng khi phát hiện họ san lấp mặt bằng thì UBND xã đã ra lập biên bản và đình chỉ.
 
Những ngày đầu tháng 6/2018, khi người dân phản ánh, chính quyền và các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử phạt và yêu cầu công ty Cổ phần Trung Đô tạm đình chỉ thi công. Tuy nhiên, tối 2/6, công ty này lại bất ngờ lén lút huy động máy móc, ô tô và nhân công để tiếp tục thi công suốt đêm cho tới sáng. Việc làm này của Công ty Cổ phần Trung Đô khiến người dân địa phương bức xúc.
Dự án Nhà máy in, thêu Dong A cũng ồ ạt thi công dù đang bị đình chỉ
Dự án Nhà máy in, thêu Dong A cũng ồ ạt thi công dù đang bị đình chỉ
Cũng liên quan sự việc này, mới đây, UBND xã Nghi Văn đã xử phạt vi phạm hành chính… 3 triệu đồng đối với công ty cổ phần Trung Đô vì hồ sơ thuê đất chưa đầy đủ đã tự ý san ủi mặt bằng.
 
Tại một dự án khác, theo thông tin phản ánh của người dân địa phương, thời gian gần đây, trên địa bàn khối 13, phường Quỳnh Xuân, Thị xã Hoàng Mai diễn ra việc san lấp mặt bằng dự án xây dựng “Nhà máy in, thêu Dong A” rất rầm rộ. Thông tin phản ánh cho rằng, dự án này chỉ mới được chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh và một số hồ sơ thủ tục khác, hiện dự án chưa được giao đất, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa có giấy phép xây dựng… Vậy nhưng, không hiểu vì sao dự án vẫn triển khai san lấp mặt bằng mà không có sự ngăn cản quyết liệt từ chính quyền các cấp?!
 
Những ngày cuối tháng 5/2018, có mặt tại khối 13, phường Quỳnh Xuân chúng tôi chứng kiến trên công trường đang có nhiều máy múc cỡ lớn đang hoạt động hết công suất, cùng với đó hàng chục xe tải lớn, nhỏ ra vào lấy đất vận chuyển xuống QL1A rồi tỏa đi các hướng khác nhau… Con đường từ nối từ QL1A vào dự án này chi chít với những ổ voi, ổ gà đang oằn mình chịu tải, kèm khói bụi.
 
Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án Nhà máy in, thêu Dong A được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận  đầu tư vào ngày 01/03/2018 tại QQĐ số 711/QĐ.UBND, với mục tiêu để in, thêu các sản phẩm may mặc. Dự án có tổng số vốn đầu tư 110 tỷ đồng. Diện tích đất sử dựng dự kiến là 4 ha. Đây là đất rừng sản xuất do các hộ gia đình, cá nhân được giao khoán sử dụng thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quỳnh Lưu quản lý…
Quyết định đình chỉ san lấp mặt bằng trái phép tại dự án Nhà máy in, thêu Dong A
Quyết định đình chỉ san lấp mặt bằng trái phép tại dự án Nhà máy in, thêu Dong A
Được biết, trước đó, ngày 10/4/2018, UBND phường Quỳnh Xuân đã có văn bản xác nhận việc chi trả, bồi thường hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng của Công ty MTV Dong A - Vinh. Theo văn bản này, hiện việc chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án giữa Công ty MTV Dong A - Vinh với người dân đã hoàn thành.
 
Theo ông Phạm Văn Hào - Trưởng phòng, Phòng TNMT Thị xã Hoàng Mai, dự án Nhà máy in, thêu Dong A mới có Quyết định phê duyệt đầu tư của UBND tỉnh, Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hiện dự án chưa có quyết định giao đất… Vừa rồi nắm được thông tin dự án triển khai xây dựng, chúng tôi đã chỉ đạo UBND phường Quỳnh Xuân đình chỉ dự án, khi nào hoàn thành các thủ tục theo quy định thì mới cho triển khai xây dựng.
 
Ông Hồ Sỹ Dũng - Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An cho biết, cả hai dự án Nhà máy in, thêu Dong A và án Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty CP Trung Đô đến nay vẫn chưa thấy chủ đầu tư trình các giấy tờ, thủ tục để thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. “Nếu các đơn vị này chưa làm thủ tục trên mà đã cho thi công như phản ánh thì sau này nếu họ có trình chúng tôi cũng không có cơ sở để thẩm định và có thể sẽ phải trả hồ sơ” - Ông Dũng, cho biết thêm.
 
Chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An là rất đúng đắn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống người dân…
 
Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Địa phương luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ yếu là về mặt cơ chế, chính sách nhưng không nên bao che, dung túng cho các sai phạm của doanh nghiệp như đang diễn ra như hiện một số dự án nêu trên. Đó là chưa kể đến việc để tình trạng trên diễn ra kéo dài sẽ gây ra tiền lệ xấu về sau, điều đó không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước mà còn khiến dư luận bức xúc!

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO