Thứ Hai, 26/5/2025 1:30 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An - Cần sớm khoanh vùng bảo vệ và cấp sổ đỏ các khu di tích lịch sử văn hóa

Thứ Ba 05/12/2017 , 00:00 (GMT+7)

Khoanh vùng và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa là một trong những quy định tại Luật di sản dành cho những di tích đã được xếp hạng. Thế nhưng, nhiều vướng mắc, khó khăn và bất cập trong quá trình thực hiện.

Nằm trong cụm di tích Làng đỏ- Nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến là 1 trong 5 di tích lịch sử văn hóa còn lại tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh. Năm 1991, nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến đã được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Khi di tích được công nhận, chính quyền chưa tiến hành di dời, tái định cư cho các hộ dân trong khu vực cắm mốc. Đến thời điểm hiện tại, ngay trong nội tộc lại xảy ra tranh chấp đất đai khiến cho việc phân vùng bảo vệ gặp trở ngại.

Kênh nhà Lê đang bị nắn dòng do các công trình xây dựng
Kênh nhà Lê đang bị nắn dòng do các công trình xây dựng.

Ông Nguyễn Phúc Trang - Phó chủ tịch UBND phường Hưng Dũng cho biết: Trước đây, khi công nhận các di tích tuy đã tổ chức khoanh vùng nhưng chủ yếu lại khoanh vùng trên giấy và không có quy hoạch thực tế sử dụng. Quá trình khoanh vùng lại không có hướng dẫn cụ thể là sử dụng quản lý và thu hồi đất như thế nào nên khó giải quyết những tranh chấp nảy sinh, đặc biệt là ở những di tích đang phải “sống chung” với các hộ gia đình như Nhà thờ Nguyễn Sỹ Huyến nói trên.

Tại khu di tích lịch sử Kênh nhà Lê cũng đang bị xâm lấn nghiêm trọng. Kênh nhà Lê là tuyến đường thủy đầu tiên được khởi đào từ năm 983 thời Tiền Lê và sau đó tiếp tục được đào thêm nhiều con sông, nối các sông tự nhiên thành một tuyến đường thủy kéo dài từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Kênh Nhà Lê đoạn qua địa bàn thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc.

Chỉ cách tượng đài tưởng niệm nhà Lê, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc chừng 50 m, một phần kênh nhà Lê đang bị các đơn vị thi công cầu vượt gần đó đổ đất lấp khiến cho dòng chảy của kênh nhà Lê bị thu hẹp lại và bị nắn dòng. Có mặt với chúng tôi tại địa điểm bị xâm lấn trên, ông Nguyễn Đình Hùng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nghi Lộc cho biết: Ngay sau khi công trình xây dựng có dấu hiệu vi phạm việc xâm hại di tích, huyện Nghi Lộc đã báo cáo với Sở Văn hóa và Du lịch đề đề nghị xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn chưa dứt điểm.

Tại Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông thủy bộ Nghệ An – đơn vị được giao trách nhiệm quản lý đài tưởng niệm nhà Lê, ông Võ Xuân Linh – Phó Giám đốc Công ty cho hay, khi dự án cầu vượt tại nút giao tuyến đường D4 với Quốc lộ 1 cũ và đường sắt Bắc Nam kết nối Quốc lộ 1 mới triển khai chúng tôi có nhận được một văn bản của Ban quản lý dự án 2 – Bộ Giao thông vận tải về việc phối hợp trong quá trình thi công điểm quay đầu xe. Tuy nhiên, trong văn bản này không đề cập đến vấn đề lấp kênh để làm điểm tập kết…

Theo quy định của Luật di sản văn hóa mỗi một di tích được xếp hạng có hai khu vực cần phải được bảo vệ. Trong đó,  khu vực bảo vệ I, là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích và phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian.

Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I. Liên quan đến vấn đề này, điều 32, Luật di sản văn hóa cũng đã quy định:  Khu vực bảo vệ di tích phải được bảo vệ  nguyên trạng và nếu có tác động trong khu vực thì phải được sự cho phép bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với di tích cấp quốc gia). Việc xây dựng công trình trong các khu vực này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng di tích bị xâm lấn vẫn đang xảy ra. Mặt khác, trước đây khi xếp hạng các di tích  chủ yếu chỉ khoanh vùng trên tổng thể và ước lượng nên tính chính xác không cao. Từ đó, việc khoanh vùng bảo vệ các di tích rất khó khăn vì có nhiều di tích hiện trạng đã bị thay đổi so với trước kia.  

Theo ông Phạm Quang Vinh- Trưởng phòng Tu bổ tôn tạo di tích- Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An, để quản lý đất đai của di tích theo Luật Di sản và tránh bị xâm hại, di tích phải được trang bị đầy đủ các cơ sở về mặt pháp lý: cắm mốc, cấp bìa đỏ, có người trông coi bảo vệ… Khi khoanh vùng bảo vệ di tích, phải tiến hành cắm mốc khu vực 1, khu vực 2 và xây dựng hệ thống hàng rào, tường thành ngăn cách để bảo vệ di tích khỏi sự xâm lấn. Tiếp đến, đơn vị quản lý cần công bố quy hoạch khoanh vùng tại di tích để người dân sở tại biết và tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ. Sau khi di tích được xếp hạng, phải kiện toàn Ban quản lý, xây dựng quy chế hoạt động.

Theo Báo Công Thương

Xem thêm
Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 1] Khánh Hòa loay hoay

Thiếu cơ chế chính sách hấp dẫn nên thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung.

Triển vọng phát triển 3.000ha cây gai xanh tại Quảng Trị

Cây gai xanh AP1 trồng thử nghiệm tại Quảng Trị phát triển tốt, mang lại tín hiệu khả quan.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Tuần biển cùng Kiểm ngư Quảng Bình

Quảng Bình Có dịp tuần biển cùng Kiểm ngư Quảng Bình, sẽ thấy, không chỉ tuần tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, họ còn là người đồng hành tin cậy với ngư dân

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.