Nghệ An: Bắt 2 đối tượng trong đường dây làm giả 2 triệu lít xăng A92

31/10/2017, 00:00

(TN&MT) – Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm giam hai đối tượng về hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả trong đường dây làm giả hơn 2 triệu lít xăng A92 gây chấn động dư luận thời gian qua.

Theo đó, các đối tượng bị bắt, tạm giam ba tháng gồm Nguyễn Văn Kỳ (52 tuổi) và Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi), đều ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An). Đồng thời cơ quan chức năng thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của hai đối tượng này và thu giữ một số tang vật liên quan.

DNTN Kiên Lục – Một trong 2 doanh nghiệp bị phát hiện pha chế xăng A92 kém chất lượng
DNTN Kiên Lục – Một trong 2 doanh nghiệp bị phát hiện pha chế xăng A92 kém chất lượng

Theo Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An, đây là hai đối tượng nằm trong đường dây làm sản xuất, tiêu thụ khoảng hai triệu lít xăng A92 kém chất lượng vừa bị cơ quan chức năng phát hiện vào đầu tháng 10/2017. Hai đối tượng này liên quan đến việc điều hành Công ty TNHH Thương mại Sáu Hằng và Kỳ Phương.

Như Báo TN&MT đã đưa tin, ngày 10/10, phòng PC46 phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An và A71 (Bộ Công An) bắt quả tang hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Thanh Ngũ, ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu và DNTN Kiên Lục, ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu đã pha chế chất dung môi vào xăng A92.

Đối tượng Nguyễn Văn Kỳ
Đối tượng Nguyễn Văn Kỳ

Theo đó, từ tháng 8-2017 đến nay doanh nghiệp Kiên Lục đã mua 320.000 lít chất dung môi từ Cần Thơ về bán và pha chế với xăng A92 theo tỷ lệ từ 20% đến 50% tạo thành xăng A92 kém chất lượng, để bán cho các đại lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ước tính số lượng chất dung môi mà DNTN Kiên Lục mua từ Cần Thơ về bán cho các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An để pha chế và đã xuất bán ra thị trường khoảng hai triệu lít xăng A92 kém chất lượng.

Đối tượng Nguyễn Văn Tuấn
Đối tượng Nguyễn Văn Tuấn

Được biết, sau khi lấy mẫu xăng A92 của các cửa hàng, doanh nghiệp liên quan đến vụ việc đi phân tích, cơ quan chức năng đã có kết luận 11/12 mẫu xăng kém chất lượng, trong đó có nhiều mẫu tỉ lệ Octan dưới 50% khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang, lo lắng.

Vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng nên mới đây, Bộ Công an cũng yêu cầu chỉ đạo Công an tỉnh Nghệ An "khẩn trương mở rộng điều tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu để răn đe, phòng ngừa". Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã biểu dương Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh này trong việc phát hiện và bắt quả tang các hành vi kinh doanh xăng dầu trái phép vừa qua.

Được biết, hiện chuyên án đang được tiếp tục mở rộng.

Phạm Tuân


(0) Bình luận
Nổi bật
Đất ở ổn định, không tranh chấp, phải làm gì để được cấp “sổ đỏ”?
(TN&MT) - Khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ – “sổ đỏ”) thì trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước lại không cấp “sổ đỏ”. Vậy nguyên nhân do đâu mà người sử dụng đất không được cấp “sổ đỏ”?
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO