Nghệ An: Bãi rác ô nhiễm, đầu tư công nghệ lò đốt rác "không nhãn mác"?

Đình Tiệp | 12/04/2022, 11:56

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang "loay hoay" về vấn đề xử lý rác thải rắn sinh hoạt. Vì thế, một số huyện đã được đầu tư hệ thống nhà máy xử lý với nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, những công trình hàng tỷ đồng sử dựng vốn ngân sách của nhà nước đã sớm bộc lộ những hạn chế, bất cập.

Bãi rác quá tải gây ô nhiễm

Theo tìm hiểu của của chúng tôi, bãi rác tập trung của huyện Đô Lương ở xã Hồng Sơn được phê duyệt xây dựng từ năm 2009, với tổng mức đầu tư gần 17 tỷ đồng. Quy mô bãi có diện tích 4,2 ha. Hệ thống bãi rác xử lý gồm 4 ô chôn lấp rác với diện tích 22.652 m2, khối tích chôn lấp theo thiết kế là 142.713 m3.

5.jpg
Bãi rác huyện Đô Lương tại xã Hồng Sơn đã quá tải, ô nhiễm.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, bãi chôn lấp rác thải tập trung của huyện Đô Lương trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến cho hàng trăm hộ dân ở xã Hồng Sơn sống xung quanh vô cùng bức xúc. Nguyên nhân được xác định do quy mô không đáp ứng được lượng rác thải của 33 xã, thị trấn. Vì vậy, với quy mô diện tích như vậy chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tập kết, xử lý cho 14 đơn vị xã, thị trấn và rác thải sinh hoạt của Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương.

Được biết, về phương án thu gom, UBND huyện Đô Lương đã phối hợp với Công ty CP hợp tác đầu tư và phát triển Môi trường Đô Lương để thu gom, vận chuyển rác thải lên bãi rác tập trung của huyện đặt tại xã Hồng Sơn như đã nói ở trên.

8.jpg
Khu chứa nước rỉ rác đen ngòm.

Những năm trước, người dân xã Hồng Sơn phản ánh, kể từ khi huyện Đô Lương xây dựng bãi tập kết rác thải tại địa phương này cũng đồng nghĩa với việc người dân phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh từ bãi rác gây ra.

Đặc biệt, hàng chục hộ dân ở xóm 9, xã Hồng Sơn sinh sống gần bãi rác bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Có khoảng 10 hộ dân với 40 nhân khẩu khi chưa được di chuyển tái định cư hàng ngày bị bãi rác này “tra tấn” vì ô nhiễm môi trường.

Không những sống chung với không khí ô nhiễm, ruồi nhặng, người dân ở đây còn phải sống chung nguồn nước bẩn chảy từ bãi rác vào vườn nhà. Để đối phó với nguồn nước chảy từ bãi rác, họ đã phải chung tiền đào những mương nhỏ để “nắn dòng” nước đen không cho chảy vào vườn nhà. Tất cả các hộ ở đây phải trữ nước mưa để dùng trong nhiều tháng liên tục suốt thời gian qua.

1.jpg
Hệ thống lò đốt rác thải do nhà thầu là Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế cung ứng và thực hiện.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm, quá tải của bãi rác thải tập trung huyện Đô Lương tại xã Hồng Sơn vào cuối năm 2020, huyện Đô Lương đã bố trí thêm kinh phí hơn 4 tỷ đồng để tiếp tục triển khai dự án xây dựng hệ thống lò đốt rác thải tại xã Hồng Sơn. Công trình này do nhà thầu là Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế có địa chỉ tại xóm 8, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) trúng thầu thi công.

Theo ghi nhận của phóng viên trong những tháng đầu năm 2022, bãi rác Đô Lương hiện đã quá tải, khối lượng rác được đổ tập kết, chôn lấp tại đây đã rất lớn. Phía dưới, các hố gom nước rỉ rác bèo Tây mọc um tùm nhưng vẫn lộ rõ một màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến nguy cơ ô nhiễm trên diện rộng rất lớn.

Lo ngại tính hiệu quả những lò đốt rác..."không nhãn mác"

Tại xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, vào tháng 10/2020, Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế “một mình một chợ” trúng gói thầu dự án xây dựng và mua sắm hệ thống lò đốt rác thải với nguồn vốn hơn 3,6 tỷ đồng.

Đáng quan tâm, qua quá trình “mục sở thị” ở bãi rác thải tập trung của 02 huyện Đô Lương và Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An các công trình phục cho quá trình đốt rác mà Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế trúng thầu thi công xây dựng đều “y sao” như nhau và cho đến nay các lò đốt này đều chưa hề đi vào hoạt động.

2.jpg
3.jpg
Lò đốt rác do Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế lắp đặt không hề thấy có "nhãn mác".

Theo tài liệu PV có được, riêng ở huyện Quỳ Hợp, bản “y sao” về công nghệ thi công, yêu cầu kỹ thuật…đều được “bê nguyên” từ huyện Đô Lương từ các thông số cho đến vật liệu đầu vào.

Cụ thể, tại hạng mục xây dựng nhà đốt rác: Kích thước18x8 (m), nhà khung thép, nền Bê tông lót móng đá 4x6 M100# dày 10 cm, Móng BT đá 1x2, M200#; kết cấu cột, vì kèo bằng thép hình, sơn chống gỉ; mái lợp tôn mạ màu dày 0.45mm, xà gồ thép hộp sơn chống gỉ; nền đổ bê tông cốt thép đá 1x2, M200#...

7.jpg
Lò đốt tại huyện Quỳ Hợp "bê nguyên bản sao” về công nghệ thi công, yêu cầu kỹ thuật… từ dự án tại huyện Đô Lương từ các thông số cho đến vật liệu đầu vào.

Còn phần phần thiết bị hồ sơ yêu cầu mua sắm hệ thống lò đốt rác công suất 700kg rác thải sinh hoạt/giờ (Độ ẩm tiêu chuẩn 20%). Thiết bị lò đốt rác vận hành theo công nghệ khí hóa chất thải áp suất âm, cấp khí tự nhiên, rác thải cháy.

Cả 02 điểm xử lý công nghệ đốt rác ở huyện Đô Lương và Quỳ Hợp đều có yêu cầu hạng mục triển khai lắp trạm cân 15T: Kích thước: 3.47x10.1 (m); Bê tông lót đá 4x6 M100#; Móng bê tông cốt thép M250#; Dầm bê tông cốt thép M250; Dốc lên xuống trạm cân dài 3m đổ nền bê tông đá 1x2 Mác 250 dày 0,2m; Lắp đặt thiết bị trạm cân điện tử có tải trọng 15 tấn.

4.jpg
Một hạng mục tại bãi rác Đô Lương.

Cũng theo ghi nhận của PV, dù đã tìm "mỏi mắt" nhưng các lò đốt rác do Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế lắp đặt tại hai huyện Đô Lương và Quỳ Hợp đều không hề thấy có "nhãn mác" nhà sản xuất cũng như các thông số kỹ thuật cơ bản.

Trao đổi với PV, ông Bùi Đăng Thu - Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn, cho hay: Vấn đề ô nhiễm bãi rác trước đây ở xã Hồng Sơn là có nhưng các hộ bị ảnh hưởng đã được di dời đi nơi khác. Còn lò đốt mà huyện đầu tư nghe nói công nghệ có thể là thủ công nên vừa rồi lại có đơn vị mới vào khảo sát để đầu tư công nghệ mới hiệu quả và an toàn với môi trường hơn. Từ khi lắp đặt thì lò đốt hiện tại chưa vận hành được ngày nào cả.

Còn ông Nguyễn Công Trường – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đô Lương, thừa nhận, lò đốt rác chưa hoạt động là do chưa có trạm điện. Tuy nhiên, ông Trường cũng cho rằng việc có đơn vị mới vào khảo sát để đầu tư lò đốt mới là vì lò đốt hiện tại không đủ công suất cho cả huyện chứ không phải do công nghệ lò không đảm bảo. Khi được hỏi về lò đốt hiện tại công nghệ của nước nào thì ông Trường nói do mới được bổ nhiệm giám đốc nên chưa nắm được.

10.jpg
Các lò đốt rác mà Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Quốc tế cung ứng và thi công vẫn chưa thể vận hành.

Liên quan đến dự án tại huyện Quỳ Hợp, ông Trần Đức Lợi - Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, cho hay: Hiện tại huyện đã nhận bàn giao dự án nhưng chưa đi vào hoạt động vì đang tiến hành đấu thầu tìm đơn vị quản lý, vận hành. Hiện, rác thải vẫn đang được tập kết, xử lý tại các địa điểm cũ chưa chưa thể đưa vào bãi rác mới này.

Dư luận đang hết sức băn khoăn, trăn trở, thậm chí bức xúc vì tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường tại các bãi rác nói trên. Trong khi đó, việc đầu tư tiền tỷ của nhà nước về cơ bản vẫn chưa cho thấy sự hiệu quả như mong đợi. Trái lại, còn đó những hoài nghi, thắc mắc về công nghệ lò đốt cần được các cơ quan có trách nhiệm thẩm định, làm rõ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO