Nghệ An: “An cư” cho người dân vùng sạt lở

Đình Tiệp | 27/10/2021, 16:02

(TN&MT) - Những ngày giữa tháng 10/2021 này có lẽ là ngày vui nhất của hàng chục hộ dân thuộc diện di khẩn cấp vùng thiên tai, sạt lở đất ở xã Châu tiến và xã Liên Hợp (huyện Quỳ Hợp). Bởi, sau hàng chục năm mòn mỏi chờ đợi thì họ cũng đã chính thức được đến nơi ở mới cao ráo hơn, an toàn hơn.

Chờ di dời trong lo lắng

Gia đình anh Lang Văn Hoàng, ở Bản Tèn, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vẫn không thể nào quên được được trận lũ quét lịch sử vào tháng 9 năm 2009. Theo anh Hoàng cho biết, ở đây đã có nhiều gia đình bị sập nhà và bị nhấn chìm trong nước lũ. Những con khe, con suối rất tĩnh lặng trong ngày thường, nhưng khi mùa mưa lũ đến chúng lại trở thành hung dữ và có thể nhấn chìm toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn và đe dọa đến cả tính mạng của con người. Khấp khởi để di dân theo dự án, nhưng đã nhiều năm trôi qua, gia đình anh vẫn nằm trong tâm trạng chờ đợi và lo âu, nhất là khi mùa mưa lũ về.

Người dân vui mừng lên Khu tái định cư nhận đất làm nhà.

Cùng chung hoàn cảnh và tâm trạng như anh Hoàng là 42 hộ dân thuộc 8 bản của xã Châu Tiến. Đã từ năm nay những hộ dân này vẫn không thể an tâm để ổn định sản xuất. Cuộc sống luôn nằm trong tình trạng tạm bợ và lo âu để chuẩn bị cho di dời nhưng không biết họ sẽ phải chờ đến bao giờ?

Được biết, dự án di dân khẩn cấp vùng thiên tai sạt lở đất ở xã Châu Tiến của huyện Quỳ Hợp được chia làm 2 giai đoạn với tổng kinh phí đầu tư trên 31 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1 đã được đầu tư trên 17 tỷ đồng, số tiền còn lại sẽ được đầu tư tiếp trong giai đoạn 2. Tuy nhiên, cho đến năm 2020, khi giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành thì khu tái định cư ở đồi Kem Nang thuộc Bản Pật, xã Châu Tiến vẫn chỉ là một bãi đất trống...

Một ngôi nhà nơi ở cũ với nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Thời điểm đó, nguyên nhân của việc chậm tiến độ dự án xuất phát từ việc đền bù, san lấp và giải phóng mặt bằng. Theo kết luận qua 2 lần thanh tra, kiểm tra của UBND huyện Quỳ Hợp, ngay từ đầu số tiền đền bù đã lên đến 900 triệu đồng, trong khi số tiền thực phải chi trả chỉ khoảng 300 triệu đồng, đây chính là nguyên nhân gây nên sự bất đồng trong nhân dân. Còn đối với giai đoạn 2, là do thiếu vốn nên không thể triển khai tiếp.

Đã “an cư” rồi sẽ “lạc nghiệp”

Do cứ phải sống tạm bợ và thấp thỏm lo lắng trước nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất nên tâm lý của người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Cũng vì lý do đó mà người dân sống ở vùng thiên tai có tâm lý không muốn làm ăn kinh tế vì có làm cũng sợ không có thu hoạch. Vì thế, cuộc sống vốn đã đói nghèo càng lúc càng khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Nghèo vẫn cứ… hoàn nghèo.

Hạ tầng như đường, cầu, điện, nước Khu tái định cư đã hoàn thành sẵn sàng cho người dân vào làm nhà.

Trước thực trạng đó, UBND huyện Quỳ Hợp đã gửi tờ trình lên UBND tỉnh Nghệ An về việc trình thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án di dân khẩn cấp giai đoạn 2. Cuối năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định về việc phê duyệt báo cáo kinh tế, kỹ thuật công trình: Di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở đất xã Châu Tiến, Quỳ Hợp. Dự án do UBND huyện Quỳ Hợp làm chủ đầu tư, nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và xã hội để đưa các hộ dân bị ảnh hưởng của ngập lụt và sạt đất ở xã Châu Tiến vào tái định cư. Giúp người dân ổn định sản xuất và sinh hoạt, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 của dự án này là gần 14 tỷ đồng.

Sau một thời gian nỗ lực thi công, đến đầu năm 2021, mọi hạng mục công trình đã hoàn thành trên diện tích đất rộng gần 4,3ha với 42 lô đất, sẵn sàng đón người dân đến xây nhà dựng cửa và sinh sống lâu dài.

Đến thời điểm này, các công trình hạ tầng thiết yếu phục cho bà con đã hoàn thành, với hệ thống đường bê tông dài hơn 1km, gồm trục chính từ dốc bản Pật đến khu TĐC và tuyến nội bộ. Xây dựng đường dây điện 35kV, đường dây điện 0,4kV, trạm biến áp treo 50kVA- 35/04kV. Đập cấp nước sinh hoạt được thiết kế bao gồm tràn dâng, bể thu và lọc thô, lọc tinh. Ngoài ra, còn xây dựng hệ thống ống dẫn nước tuyến chính và tuyến phụ cấp nước đến tận bể dự trữ nước các hộ gia đình. Để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương với bên ngoài, dự án đã xây dựng chiếc cầu bắc qua suối bản Pật, bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu.

Mười hộ dân đầu tiên đã chính thức khởi công xây nhà tại Khu tái định cư.

Hạ tầng đã hoàn thiện, đến ngày 17/10/2021, 10 hộ dân tiên phong di dời đến khu tái định cư mới trong năm 2021 đã tổ chức động thổ để xây những ngôi nhà mới. Không khí vui tươi, phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt của người dân nơi đây.

Ông Quang Văn Tuấn, một trong mười hộ dân, phấn khởi cho biết: “Sau các buổi họp do chính quyền địa phương tổ chức về việc di dời vào khu TĐC, tôi đã về bàn với người nhà là mình xung phong đi đầu. Ở chỗ cũ sợ lắm rồi, mỗi khi mưa bão đến cả đêm không dám ngủ. Giờ lên đây cao ráo, sạch đẹp, mình dựng nhà, dựng cửa an cư lâu dài, giờ có mưa bão cũng không phải lo nữa”.

Còn ông Nguyễn Văn Thành, đang đặt mâm cúng động thổ nhà mình, cho biết thêm: “Lên được đến đây là sướng rồi, điện, nước được nhà nước đầu tư đầy đủ, đường bê tông vào tận sân, mưa bão không lo ngập lụt, sạt lở, tính mạng được bảo đảm. Từ nay yên tâm làm ăn thôi”.

Ông Lang Văn Hanh - Chủ tịch UBND xã Châu Tiến, cho biết: “Các hạng mục đã hoàn thành, giờ người dân vào làm nhà nữa là ổn. Chính quyền rất vui mừng khi khu tái định cư đã làm xong, dân bị ảnh hưởng việc ngập lụt và sạt lở đã có chỗ cao ráo, an toàn để định cư lâu dài”.

Ông Lang Văn Hanh - Chủ tịch UBND xã Châu Tiến: “Hiện, nơi ở mới cho người dân đã có. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương vẫn đang trăn trở bởi hầu hết các hộ dân di dời lên khu TĐC đều là hộ nghèo và cận nghèo. Việc lên đây xây nhà mà không có sự hỗ trợ kinh phí đang gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình. Mặt khác, việc hỗ trợ vốn liếng làm ăn lâu dài cho người dân cũng cần có sự giúp sức, hỗ trợ từ các cấp, các ngành, các doanh nghiệp”.

Sau bao năm cơ cực tại nơi ở tạm bợ, luôn thường trực nỗi lo mưa bão, sạt lở…nay người dân đã được đến nơi ở mới. Niềm vui được về nơi ở mới, cao ráo, sạch đẹp hiện hữu trên khuôn mặt các hộ dân. Từ nay người dân vùng sạt lở ở xã Châu Tiến đã có thể nghĩ đến chuyện làm ăn kinh tế để thoát nghèo. Bởi, ông cha ta đã từng có câu “Có an cư thì mới lạc nghiệp”!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO