Ngày 30/3, Việt Nam có 85.765 ca mắc mới COVID-19

Thủy Nguyễn | 30/03/2022, 21:26

(TN&MT) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/3 của Bộ Y tế cho biết có 85.765 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố. Trong ngày, có hơn 114.600 bệnh nhân khỏi, số tử vong giảm xuống còn 41 ca...

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 16h ngày 29/3 đến 16h ngày 30/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 85.765 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 85.759 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.619 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 62.336 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.141), Bắc Giang (3.999), Nghệ An (3.731), Phú Thọ (3.580), Đắk Lắk (3.381), Yên Bái (3.206), Lào Cai (3.081), Lạng Sơn (2.625), Quảng Ninh (2.564), Quảng Bình (2.389), Hà Giang (2.356), Vĩnh Phúc (2.326), Thái Bình (2.067), Sơn La (2.023), Bắc Kạn (1.907), Bắc Ninh (1.854), Hải Dương (1.783), Tuyên Quang (1.747), Hưng Yên (1.735), Cao Bằng (1.640), Cà Mau (1.618), Quảng Trị (1.590), Lâm Đồng (1.530), Vĩnh Long (1.454), Bình Định (1.391), Tây Ninh (1.391), Thái Nguyên (1.341), Hòa Bình (1.328), Hà Nam (1.308), Điện Biên (1.295), Bình Dương (1.210), Lai Châu (1.056), Ninh Bình (1.047), Bình Phước (1.034), Hồ Chí Minh (984), Bến Tre (899), Hà Tĩnh (784), Đà Nẵng (783), Quảng Ngãi (766), Bà Rịa - Vũng Tàu (712), Nam Định (695), Thừa Thiên Huế (672), Trà Vinh (642), Thanh Hóa (570), Hải Phòng (466), Khánh Hòa (466), Đắk Nông (452), Bình Thuận (423), Phú Yên (320), Quảng Nam (276), Kon Tum (201), An Giang (189), Bạc Liêu (163), Kiên Giang (135), Long An (117), Sóc Trăng (112), Đồng Tháp (54), Đồng Nai (49), Cần Thơ (41), Hậu Giang (29), Ninh Thuận (26), Tiền Giang (5).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-852), Phú Thọ (-722), Đắk Nông (-567).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+667), Lạng Sơn (+646), Bắc Ninh (+398).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 97.357 ca/ngày.

Ngày 30/3: Có 85.765 ca mắc mới COVID-19; số tử vong giảm còn 41 ca - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều 30/3

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.472.254 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).

 Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.464.532 ca, trong đó có 7.265.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.466.728), TP. Hồ Chí Minh (593.661), Nghệ An (388.472), Bình Dương (375.739), Hải Dương (341.194).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

 Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày: 114.685 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.268.531 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.635 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.901 ca;  Thở ô xy dòng cao HFNC: 349 ca;  Thở máy không xâm lấn: 96 ca; Thở máy xâm lấn: 284 ca; ECMO: 5 ca

Số bệnh nhân tử vong:  Từ 17h30 ngày 29/3 đến 17h30 ngày 30/3 ghi nhận 41 ca tử vong tại: Kiên Giang (6), Bến Tre (4), Đắk Lắk (4), Sóc Trăng (4), Lạng Sơn (3), Bình Dương (2), Bình Định (2), Trà Vinh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Đắk Nông (1), Điện Biên (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1), Nam Định (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 54 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.454 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38292050 mẫu tương đương 84217005 lượt người, tăng 86058 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 29/3 có 386.237 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 205.882.049 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.708.919 liều: Mũi 1 là 71.231.603 liều; Mũi 2 là 68.034.244 liều; Mũi 3 là 1.502.593 liều; Mũi bổ sung là 14.902.166 liều; Mũi nhắc lại là 33.038.313 liều; Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.173.130 liều: Mũi 1 là 8.802.438 liều; Mũi 2 là 8.370.692 liều.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Diễn đàn Tổng biên tập "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”.
  • Báo chí thực hiện xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội
    Thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” năm thứ 4: 2023, trong hai ngày 29 và 30 tháng 09 năm 2023, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thông với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức khóa tập huấn “Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội” tại Bắc Giang cho các nhà báo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc.
  • Nâng cao chất lương du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Làm du lịch cộng đồng cần đưa dịch vụ của khách sạn 5 sao vào nhà dân “không có sao”. Khi thu nhập từ du lịch tăng lên, người dân hiểu rằng khách đến với họ vì cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa thì họ sẽ chủ động giữ gìn và bảo vệ.
  • Thái Nguyên: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO