Ngày 22/4, cả nước ghi nhận 11.160 ca mắc mới COVID-19

Việt Khang | 22/04/2022, 20:35

(TN&MT) - Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 21/4 đến 16h ngày 22/4/2022, Việt Nam ghi nhận 11.160 ca mắc mới COVID-19 tại 59 tỉnh, thành phố; 7 ca tử vong do COVID-19; 2.338 ca được công bố khỏi bệnh.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 16h ngày 21/4 đến 16h ngày 22/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.160 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 11.160 ca ghi nhận trong nước (giảm 869 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 8.015 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (980), Phú Thọ (761), Bắc Giang (539), Quảng Ninh (510), Nghệ An (489), Vĩnh Phúc (458), Yên Bái (452), Lào Cai (389), Hải Dương (373), Bắc Kạn (357), Tuyên Quang (352), Đắk Lắk (346), Thái Nguyên (309), Gia Lai (304), Sơn La (273), Thái Bình (255), Nam Định (225), Quảng Bình (222), Hưng Yên (220), Cao Bằng (210), Bà Rịa - Vũng Tàu (197), Lâm Đồng (194), Lạng Sơn (189), Bắc Ninh (176), Ninh Bình (169), Hà Giang (169), Hòa Bình (160), Hà Tĩnh (147), Hà Nam (137), Điện Biên (130), Đà Nẵng (126), Lai Châu (108), Bình Định (102), Tây Ninh (99), Bình Phước (97), TP. Hồ Chí Minh (93), Vĩnh Long (90), Phú Yên (81), Quảng Trị (80), Bến Tre (75), Quảng Nam (70), Đắk Nông (69), Cà Mau (64), Quảng Ngãi (63), Thanh Hóa (57), Bình Dương (33), Khánh Hòa (32), Bình Thuận (29), Long An (27), Thừa Thiên - Huế (23), Bạc Liêu (13), An Giang (9), Trà Vinh (6), Kiên Giang (5), Cần Thơ (5), Kon Tum (4), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (2), Hậu Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Nông (-208), Hải Dương (-111), Gia Lai (-89).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sơn La (+273), Vĩnh Phúc (+44), Điện Biên (+33).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 13.586 ca/ngày.

Ngày 22/4: Có 11.160 ca COVID-19 mới; Đã tiêm 232.567 liều vaccine cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 22/4

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.544.324 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.600 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.536.576 ca, trong đó, có 9.076.448 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.537.814), TP. Hồ Chí Minh (607.793), Nghệ An (478.198), Bình Dương (383.101), Bắc Giang (382.069).

Tình hình điều trị COVID-19

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.338 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.079.265 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 822 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 533 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 173 ca; Thở máy không xâm lấn: 30 ca; Thở máy xâm lấn: 84 ca; ECMO: 2 ca

Số bệnh nhân tử vong:  Từ 17h30 ngày 21/4 đến 17h30 ngày 22/4, ghi nhận 7 ca tử vong tại: Đồng Nai (2), Phú Thọ (2), Bến Tre (1), Hà Tĩnh (1), Kon Tum (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 11 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.998 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay , cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 39.478.512 mẫu tương đương 85.776.230 lượt người, tăng 2.525 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 21/4, có 723.940 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 211.284.125 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.736.289 liều: Mũi 1 là 71.426.692 liều; Mũi 2 là 68.588.396 liều; Mũi 3 là 1.505.741 liều; Mũi bổ sung là 15.127.284 liều; Mũi nhắc lại là 37.088.176 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.315.269 liều: Mũi 1 là 8.867.879 liều; Mũi 2 là 8.447.390 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 232.567 liều (mũi 1).

Hoạt động của ngành Y tế trong ngày

Trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành ngày 31/3/2022, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; Bộ Y tế tiến hành xây dựng dự phòng dự thảo Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và tạo điều kiện cho người nhập cảnh Việt Nam, Bộ Y tế tiến hành đề nghị các đơn vị, địa phương cho ý kiến về phương án điều chỉnh việc khai báo y tế tại cửa khẩu.

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho đối tượng cần.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk trao sữa đến trẻ em nhân dịp năm học mới
    (TN&MT) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.
  • Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
    (TN&MT) - Chung kết “Robotacon WRO 2023” với sự đồng hành của Vinamilk đã tìm ra các nhà vô địch giành tấm vé thẳng tiến tới bảng đấu quốc tế tại Panama.
  • Đề xuất tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách này, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia.
  • Muôn hình vạn trạng "chiêu thức" trục lợi Quỹ BHYT
    Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị trục lợi bằng nhiều hình thức, muôn hình vạn trạng, như một người sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) nhiều lần; nhiều người mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB…, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết.
  • Thiết lập kịch bản phát triển người tham gia BHXH hiệu quả
    Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản phát triển người tham gia BHXH phù hợp với tình hình chung của từng địa phương, qua đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024
    (TN&MT)- Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 nhằm tăng cường việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhân rộng mô hình “công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Cần khung pháp lý đầy đủ để quản lý thuốc lá thế hệ mới
    (TN&MT) - Tại Tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” vừa diễn ra, đại diện cơ quan quản lý và các chuyên gia nhìn nhận, sự xuất hiện của thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thơi gian qua đã thay đổi cục diện thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Tất các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay do thiếu khung pháp lý để kiểm soát.
  • Intracom Group: Đưa “bệnh viện di động” lên non cao
    (TN&MT) - Đưa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, hệ thống trang thiết bị và thuốc điều trị lên vùng cao, nhằm giải quyết khó khăn về đi lại và chi phí cho bà con, chính là ý nghĩa của Hành trình nâng niu từng sự sống do Intracom Group thực hiện vào ngày 26/8.
  • Quản lý chặt dữ liệu để phòng chống trục lợi quỹ BHXH, BHYT
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố rà soát để cập nhật thông tin căn cước công dân, đảm bảo dữ liệu của người hưởng tại cơ quan BHXH đồng bộ với dữ liệu về dân cư.
  • Nhiều lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình
    Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động Phòng, chống tác hại thuốc lá
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Cũng theo thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế cho thấy, hàng năm Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, do đó, việc phòng, chống tác hại của thuốc lá là chiến lược quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và kinh tế đất nước.
  • Gen Z thanh lọc cơ thể để giải nóng trong người khi “sống về đêm”
    Gen Z đang chiếm trọn sự quan tâm của xã hội khi thế hệ này tiếp tục được ưu ái gọi là “thế hệ cú đêm”. Áp lực công việc, học tập, tác động từ công nghệ hay đơn giản là thói quen thức khuya khiến nhiều bạn trẻ dễ cáu gắt, nóng nảy, thiếu sức sống. Một thống kê cho thấy có tới 84% Gen Z có vấn đề về giấc ngủ.
  • Stress vì deadline, người trẻ thưởng trà để giải nhiệt cuộc sống
    Có rất nhiều cách để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, vực lại sức khỏe, xoa dịu tinh thần trước áp lực từ cuộc sống như nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, luyện tập thể thao, nghe nhạc, giải trí… Tuy nhiên với những iGen cuồng công việc theo hội chứng workaholic thì việc này không dễ dàng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO