“Ngập” trong chai nhựa và thiếu luật pháp, Kenya phải đương đầu với tái chế

08/03/2019 15:07

(TN&MT) - Khi mối quan tâm toàn cầu về ô nhiễm nhựa gia tăng, các công ty khổng lồ như Coca-Cola và Unilever đang đầu tư tài chính vào một sáng kiến ​​tái chế ở Kenya với hy vọng sẽ cung cấp một mô hình cho các nước đang phát triển khác.

Những người nhặt rác đi ngang qua những con cò Marabou khi họ thu gom các vật liệu nhựa có thể tái chế tại bãi rác Dandora ở ngoại ô Nairobi, Kenya vào ngày 25/8/2017. Ảnh: Thomas Mukoya
Những người nhặt rác đi ngang qua những con cò Marabou khi họ thu gom các vật liệu nhựa có thể tái chế tại bãi rác Dandora ở ngoại ô Nairobi, Kenya vào ngày 25/8/2017. Ảnh: Thomas Mukoya

Tuy nhiên, kế hoạch tình nguyện thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lý, khiến một số công ty phải trả hóa đơn cho tất cả mọi người. Đây là vấn đề làm lu mờ kế hoạch tương tự ở đây trước đó.

Nhiều công ty đa quốc gia đang đấu tranh để hỗ trợ tái chế, vấp phải sự chỉ trích từ các nhà môi trường về ô nhiễm và muốn có thể tái sử dụng nhựa polyetylen terephthalate (PET) có giá trị. Nhựa sử dụng một lần là chủ đề chính trong Hội nghị thượng đỉnh Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) toàn cầu vào tuần tới.

Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển như Kenya không có hệ thống thu gom rác thải có tổ chức. Những chai nhựa bị vứt bỏ nằm dọc bãi cỏ rợp bóng cây của quận Nairobi, và “bóp nghẹt” dòng sông hôi thối chảy qua khói bụi của khu trung tâm thành phố cao tầng. Chúng trôi nổi qua các cống mở của khu ổ chuột và những mảnh vỡ xuyên qua bụng của chim hồng hạc và rùa.

Các chính quyền địa phương ở Kenya không thể thành lập các điểm tái chế khiến nhiều gia đình phải băng qua hàng núi rác thải tại các bãi rác.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các chương trình dẫn đầu ngành là không thỏa đáng nếu luật pháp không buộc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất thải mà họ sản xuất.

Theo báo cáo tháng 12/2018 của UNEP, luật pháp về trách nhiệm của các nhà sản xuất tồn tại ở 63 quốc gia, bao gồm hầu hết các nước ở châu Âu.

Mỹ không có luật như vậy mặc dù một số bang trả tiền cho người trả lại chai nhựa. Thay vào đó, Mỹ chủ yếu dựa vào các sáng kiến ​​tư nhân như quỹ Closed Loop Partners trị giá 100 triệu USD do các công ty như Coca-Cola, Unilever, Procter & Gamble và PepsiCo hỗ trợ.

Sáng kiến Kenya

Kenya cũng có một chương trình nhỏ hơn tương tự. Sáng kiến ​​này có tên gọi PETCO sau khi được tổ chức thành công ở Nam Phi.

“Với trụ sở chính đặt tại trụ sở của Coca-Cola rất hiện đại ở trung tâm thành phố Nairobi, PETCO sẽ chi 360.000 USD để hỗ trợ cho việc thu gom 5.900 tấn chai nhựa trong năm nay”, Joyce Gachugi, người đứng đầu PETCO cho biết. Số chai nhựa trên chỉ chiếm khoảng 30% chất thải PET của Kenya.

Tuy nhiên, PETCO cần khoảng 1 triệu USD trong năm nay nếu muốn tài trợ cho một chiến dịch để tăng cường tái chế - khoản tiền mà PETCO không có. Bà Joyce Gachugi không công khai ngân sách, nhưng bà cho biết quỹ đến từ các khoản tài trợ của các thương hiệu lớn và khoản thuế 25 USD cho mỗi tấn nhựa nguyên chất là khoản đóng góp của các thành viên.

“Nếu các thành viên không đóng góp, chúng tôi không thể tái chế. Đó là hoạt động tình nguyện”, Gachugi nhấn mạnh.

Bà cho biết các thành viên của bà chiếm khoảng 60% thị trường PET. Họ muốn một điều khoản về trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng trong luật quản lý chất thải tại quốc hội vào tháng tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Ngập” trong chai nhựa và thiếu luật pháp, Kenya phải đương đầu với tái chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO