Ngành TN&MT Ninh Bình: Bước chuyển mới trên các lĩnh vực

Tuyết Chinh | 27/01/2022, 06:12

(TN&MT) - Nhìn lại năm 2021, ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh Bình đã tạo nên một bước chuyển mới trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Một năm chuyển mình

Năm 2021, ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ do Bộ TN&MT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình giao. Qua đó, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an ninh - trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Trong đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được triển khai thực hiện theo quy định. Đến nay đã có 6/8 huyện, thành phố được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030. Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được triển khai chặt chẽ, công khai. Vệc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Sở T&MT Ninh Bình đã chủ động hướng dẫn các chủ đầu tư dự án trong việc hoàn thiện hồ sơ, thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

thanh-pho-ninh-binh-a59c3.jpg
Một góc TP Ninh Bình. Ảnh: TM

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đưa ra phương án, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, dự án đường Bái Đính - Ba Sao, dự án Khu nhà ở công nhân phục vụ khu công nghiệp Gián Khẩu…

Theo Sở TN&MT Ninh Bình, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn được quan tâm, không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. UBND cấp huyện, thành phố nơi có hoạt động khoáng sản đã tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong quá trình khai thác, xử lý nghiêm theo thẩm quyền. Cùng với đó, đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội địa bàn quản lý.

Công tác bảo vệ môi trường được tăng cường, kiểm soát tốt nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải lớn. Kịp thời thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về môi trường được tăng cường, nhất là những địa điểm nóng, dễ xảy ra ô nhiễm môi trường như các Khu công nghiệp trên địa bàn.

Nhìn lại những tồn tại…

Bên cạnh những bước tiến mới, Sở TN&MT Ninh Bình nhìn nhận, trong năm qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn Ninh Bình vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Thể hiện rõ nhất qua việc kiểm tra, giám sát đôi lúc chưa kịp thời, nhất là trong lĩnh vực môi trường, khai thác khoáng sản, cấp đổi Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất.

Một số công trình Hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chậm tiến độ so với kế hoạch đã được phê duyệt. Văn bản hướng dẫn thu hồi đất đối với dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng chưa đầy đủ, rõ ràng về thẩm quyền.

gia_vien_rajc.jpg
Ninh Bình tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai. Ảnh minh hoạ

Mặt khác, việc giải quyết TTHC trong cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của Văn phòng Đăng ký đất đai và một số Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện trả kết quả chưa đúng thời hạn quy định; văn bản phân công nhiệm vụ chưa đầy đủ thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính. Công tác tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường cấp huyện, câp xã còn hạn chế.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế được chỉ ra là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, kéo dài, phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên quá trình triển khai các nội dung công việc rất khó khăn. Trong khi đó, lĩnh vực tài nguyên môi trường có tính chất đặc thù, việc giải quyết công việc đòi hỏi phải tổ chức hội nghị để thống nhất hoặc phải có sự phối hợp trực tiếp của nhiều tổ chức, cá nhân.

… để đổi mới toàn diện

Năm 2022, ngành tài nguyên và môi trường Ninh Bình tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành. Toàn ngành tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần phục vụ nhân dân; kiểm tra, giám sát trách nhiệm, đạo đức công vụ, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, tác phong, văn hóa ứng xử trong giải quyết công việc; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trên các lĩnh vực công tác của ngành.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/BCSĐ ngày 13/12/2019 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành TNMT.

Hướng tới mục tiêu tiếp tục đi đầu trong chuyển đổi số của ngành tài nguyên môi trường, Sở TN&MT Ninh Bình sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành; thực hiện quản lý, chỉ đạo điều hành, tác nghiệp trên môi trường mạng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động nắm bắt, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường thanh tra đột xuất để giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, gây bức xúc trong dư luận; tập trung lĩnh vực đất đai, việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với cơ sở có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; hoạt động khai thác khoáng sản. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bài liên quan
  • Hỗ trợ đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở: “Chìa khoá” tháo gỡ vướng mắc GPMB ở Ninh Bình
    Nói về những kết quả nổi bật của tỉnh Ninh Bình trong năm 2021, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định, việc Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở nhưng không xác định là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết 09) là “chìa khóa” giúp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội
    Để phục vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, ngày 3/6, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cho Đại biểu Quốc hội là thành viên của Ủy ban tham gia khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  • Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển
    (TN&MT) - Đó là khẳng định của ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tại Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vũng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra chiều ngày 03/6/2023 tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • Đồng Tháp nâng công suất mỏ cát phục vụ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
    (TN&MT) - Ngày 2/6, tại Đồng Tháp, Bộ TN&MT và Bộ GTVT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thủ tục khai thác mỏ cung ứng cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV
    (TN&MT) - Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, trong đó Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).
  • Cơ sở dữ liệu đất đai phải đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống"
    Ngày 2/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT về tiến độ triển khai “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG).
  • Hướng dẫn ngay UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn ngay Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các địa phương liên quan thực hiện thủ tục liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường theo quy định.
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO