Ngành Khí tượng thủy văn: Hoạch định “nhu cầu đầu tư” theo giai đoạn

Tuyết Chinh | 01/10/2019, 10:37

(TN&MT) - Để phát triển ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bề vững của đất nước, toàn ngành phải xác định được nhu cầu cụ thể theo từng giai đoạn từ nay tới 2030 và xa hơn nữa; đồng thời, xác định rõ vai trò của các đối tác trong các mục tiêu, chiến lược phát triển. Định hướng phát triển tới năm 2030

Vai trò của ngành KTTV ở Việt Nam đã được ghi nhận qua các đóng góp đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Bởi vậy, ngành KTTV luôn là một trong những ngành được Chính phủ, Bộ TN&MT quan tâm, ưu tiên nguồn lực để phát triển.

Ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng Ban Quản lý các dự án KTTV (Tổng cục KTTV) cho biết, thời gian tới (giai đoạn 2020 - 2030), ngành chú trọng tăng cường mật độ trạm quan trắc bề mặt và tự động; nâng cao năng lực hệ thống công nghệ thông tin và truyền tin.

Theo ông Hà, hiện nay, mạng lưới quan trắc trên bề mặt có 200 trạm khí tượng; mạng lưới quan trắc tự động với 10 trạm ra đa thời tiết, 6 trạm vô tuyến thám không, 8 trạm đo gió trên cao... Giai đoạn sắp tới, ngành KTTV ưu tiên tăng cường mật độ trạm quan trắc KTTV tự động bề mặt khu vực Tây Bắc, Việt Bắc; Trạm quan trắc hải văn tự động và Radar biển; Radar băng sóng X cho các hồ thủy điện lớn; Radar băng sóng C còn thiếu theo quy hoạch;

Ngành KTTV cũng tập trung quy hoạch và tối ưu hóa Trung tâm dữ liệu, hoàn thiện hệ thống quản trị dữ liệu tập trung; nâng cấp hệ thống tính toán hiệu năng cao; tăng cường ảo hóa hệ thống công nghệ thông tin tại Data Center; đầu tư hệ thống quản trị và giám sát hỗ trợ xử lý sự cố tức thời (24/7).

IMG 20190322 163504
Ngành KTTV chú trọng tăng cường mật độ trạm quan trắc bề mặt và tự động. Ảnh: Ngọc Lý

Đặc biệt, để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, ngành KTTV định hướng hiện đại hóa các phần mềm, mô hình dự báo lũ, lũ quét, sạt lở đất trên cả nước; tối ưu mô hình hồ chứa bao gồm tích hợp quy trình vận hành liên hồ; tích hợp các mô hình vào hệ thống hỗ trợ dự báo thủy văn; thí điểm dự báo lũ dựa vào tác động; cảnh báo ngập lụt và ô nhiễm cho các đô thị lớn và khu vực đông dân cư…

Với những định hướng cụ thể, Tổng cục KTTV đề xuất một số dự án trọng điểm trong giai đoạn 2020 - 2030 như: Tăng cường năng lực dự báo lũ và cảnh báo sớm cho các lưu vực sông Hồng - Thái Bình và sông Mã; tăng cường năng lực quan trắc khí tượng trên cao và mạng lưới khí tượng nông nghiệp phục vụ phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam; hiện đại hóa công nghệ quan trắc và thu thập, xử lý số liệu phục vụ dự báo cho khu vực Việt Bắc...

Cần xác định “nhu cầu đầu tư”

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển giai đoạn 2020 - 2030, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho rằng, ngành KTTV phải tranh thủ và mở rộng được các đối tác phát triển, hỗ trợ về mặt công nghệ, giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính. Quan trọng hơn hết, ngành KTTV cần có một kế hoạch tổng thể, xác định được lộ trình phát triển rõ ràng trong giai đoạn tới, cần những nguồn lực nào, ai có thể tham gia hỗ trợ được và cơ chế thế nào. Từ đó, các nhà đầu tư, các đối tác phát triển và cả những người sử dụng sản phẩm KTTV có cái nhìn rõ ràng và đưa ra kế hoạch hỗ trợ, song hành phát triển cùng ngành.

“Cần xác định được nhu cầu đầu tư cụ thể theo từng giai đoạn từ nay tới 2030 và xa hơn nữa nhằm phát triển ngành KTTV phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước. Cùng với đó, xác định rõ vai trò của các đối tác phát triển trong những mục tiêu, chiến lược phát triển của ngành để tối ưu nguồn lực, tránh chồng lắp, gây lãng phí nguồn lực”, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

Bà Poonam Pillar, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, đầu tư vào các trang, thiết bị của KTTV cũng như các dịch vụ của BĐKH vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể bền vững hóa các đầu tư thương mại? Làm sao để dịch vụ KTTV có thể thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng ở rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau?

“Thách thức với ngành KTTV là thiết kế, xây dựng được các dịch vụ KTTV dựa trên cơ sở biến đổi khí hậu cho số lượng đông, đa dạng và phong phú” - bà Poonam Pillar nói.


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát huy trách nhiệm, sức sáng tạo của thanh niên trong chuyển đổi xanh
    (TN&MT)- Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2023, ngày 28/9, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi xanh – Trách nhiệm của thanh niên”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động nắm bắt tình hình và chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan có biện pháp kịp thời xử lý, giải quyết các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau mỗi đợt bão, mưa lũ.
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • TP. HCM: Giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông
    (TN&MT) - Nhằm giảm mức độ phát thải khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực giao thông (lĩnh vực phát thải các-bon đứng thứ 2 sau công nghiệp) hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng “0” vào năm 2050, TP.HCM sẽ hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, chuyển đổi nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường.
  • Cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội ngày 28/9
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo trong ngày 28/9, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 30-60mm, có nơi trên 80mm.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Năng lượng xanh - việc làm xanh
    (TN&MT) - Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Việt Nam đang có khoảng 200.000 việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo (NLTT) và nằm trong nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng việc làm trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời, thủy điện.
  • Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất
    (TN&MT) - Đây là thông điệp mà tỉnh Sơn La đang nỗ lực lan tỏa tới cộng đồng và mỗi người dân, góp phần thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Cải thiện chất lượng môi trường để phát triển bền vững
    (TN&MT) - Cùng với việc đầu tư các khu công nghiệp (KCN), khu dân cư, những năm qua, Thanh Hóa luôn chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, làng nghề, tập trung xóa bỏ triệt để các cơ sở gây ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, siết chặt hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản,... đây là các giải pháp đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai với quy mô lớn, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  • Tuyên truyền sâu rộng đến doanh nghiệp, người dân
    (TN&MT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020 đến với người dân và doanh nghiệp, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở Thanh Hóa đã có bước tiến triển rõ rệt; tỷ lệ chất thải rắn, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý tăng hàng năm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khánh Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhân Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Ban Quản lý Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp về ‘Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2023’.
  • Sức sống mới từ phế liệu
    (TN&MT) - Những chai nhựa, hộp giấy, lon coca… tưởng chừng như bị bỏ đi đã được chị Nguyễn Thị Minh Hiền ( phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn, Bình Định) góp nhặt, thổi hồn thành những sản phẩm nghệ thuật xinh xắn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO