Ngành Hệ thống điện – Đại học Bách khoa Hà Nội, địa chỉ đỏ cung cấp nguồn nhân lực cho EVNNPC

Trung Dũng | 06/10/2022, 06:14

53 năm xây dựng và trưởng thành của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), luôn tự hào đội ngũ ngồn nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, chuyên môn, trong đó nhiều người được học tại trường Đại học Bách Khoa.

Nói về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (6/10/1969), chúng ta có quyền tự hào về trang sử hào hùng qua 53 năm xây dựng và trưởng thành. Vượt gian khó qua khói bom lửa đạn đến hòa bình, những năm tháng xây dựng hệ thống điện phục vụ sự nghiệp phát triển chủ nghĩa xã hội của miền Bắc, với cả nước, Tổng công ty Điện lực miền Bắc luôn tự hào với đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, trưởng thành, giàu kinh nghiệm, yêu nghề, đều được đào tạo bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật điện chuyên sâu.

Con người chính là chìa khóa để mở cửa thành công trong mỗi doanh nghiệp. Ở Tập đoàn Điện lực Điện lực Việt Nam (EVN) nói chung và EVNNPC nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố để mở lối đi lên. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục cả nước, trong số các địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện suốt từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến nay, ngành điện “biết ơn” bộ môn Hệ thống điện, nay là Khoa Điện, trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây thực sự là địa chỉ đỏ cung cấp cho EVNNPC những lãnh đạo tài năng, những kỹ sư giỏi, những cán bộ tâm huyết vì mục tiêu xây dung và phát triển hệ thống điện Việt Nam phát triển lớn mạnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

truong-dh-bach-khoa-tang-hoa-chuc-mung-ba-do-nguyet-anh-chu-tich-hdtv-evnnpc.jpeg
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tặng hoa lãnh đạo EVNNPC

Ban lãnh đạo EVNNPC  tự hào là những cựu sinh viên Hệ thống điện

Kể từ khi thành lập năm 1957, trên 15.000 sinh viên đã tốt nghiệp ngành Hệ thống điện, trưởng thành từ mái trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn lại chặng đường 65 năm xây dựng bộ môn Phát dẫn điện, tiền thân của Bộ môn Hệ thống điện say này và là Khoa Điện, trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, mỗi CBCNV EVNNPC có xuất thân đào tạo ngành Hệ thống điện, Đại học Bách khoa Hà Nội đều vô cùng tự hào và biết ơn mái trường đã đào tạo và giúp họ trưởng thành, phát triển.

Trong một bài phỏng vấn được Ban biên tập Fanpage Hệ thống điện - Bách khoa Hà Nội đăng tải, đại diện Khoa Điện, trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Chúng tôi tự hào vì đã đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện và thành công của các thế hệ cựu sinh viên ngành Hệ thống điện trên mọi lĩnh vực. Một trong những đơn vi có nhiều cựu sinh viên hệ thống điện đã và đang công tác là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Đây là Tổng công ty có quy mô lớn trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý lưới điện của 27 tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra (trừ Hà nội). Khoa Điện tự hào vì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc đều là cựu sinh viên hệ thống điện, chưa kể các cựu lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các Ban của cơ quan Tổng công ty và lãnh đạo nhiều đơn vị thành viên của Tổng công ty cũng từng là cựu sinh viên Hệ thống điện. Hàng nghìn kỹ sư giỏi đang công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc cùng các đơn vị thành viên cũng được đào tạo từ mái nhà Hệ thống điện – Đại học Bách khoa Hà Nội.

chu-tich-hdtv-evnnpc-do-nguyet-anh.jpg
Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ ịch HĐTV EVNNPC

Chị Đỗ Nguyệt Ánh – người phụ nữ có vị trí lãnh đạo cao nhất tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc, cũng là người phụ nữ giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên một Tổng công ty Điện lực có quy mô lớn nhất cả nước tự hào là cựu sinh viên Hệ thống điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Chị Ánh đã từng là sinh viên K37 Văn bằng 2, bộ môn Hệ thống điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Từng du học Liên Xô, về công tác trong ngành điện, nhưng để làm việc đúng chuyên môn, chị đã theo học văn bằng 2 và trưởng thành qua nhiều chức vụ, từ Phó Tổng Giám đốc, rồi Tổng Giám đốc và hiện là Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, chị luôn biết ơn những người thầy, người cô tại dìu dắt và giảng dạy tại Bộ môn Hệ thống điện. Những nhà giáo đã giúp chị trang bị đầy đủ kiến thức cần và đủ cho sự nghiệp phấn đấu xây dựng và phát triển ngành điện lực miền Bắc.

Với cương vị là người đứng đầu Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Chủ tịch Đỗ Nguyệt Ánh khẳng định: Trong suốt nhiều năm qua, được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã có rất nhiều CBCNV Tổng công ty đã tốt nghiệp tại mái trường uy tín này. Chúng tôi luôn đánh giá cao công tác đào tạo của Nhà trường và mong muốn bằng những kinh nghiệm quý báu của mình, các thầy, cô giáo của Nhà trường tiếp tục có những đóng góp cũng như phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thêm những chương trình đào tạo chuyên sâu và những chương trình tích hợp hữu ích đáp ứng được nhu cầu của hai bên trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật điện tiên tiến.

Anh Vũ Anh Phương, một kỹ sư hệ thống điện có bề dày nhiều năm “lăn lộn” thực địa ở khắp các vùng miền phía Bắc, trực tiếp tham gia thi công, giám sát, quản lý các công trình đầu tư xây dựng điện lực của Tổng công ty Điện lực miền Bắc cũng thầm khắc ghi những bài học, những kiến thức mà trong suốt những năm học tập dưới mái nhà Hệ thống điện – Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho anh. Hiện nay, với cương vị là Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, anh cũng là người chắp nối sự hợp tác nghiên cứu các công trình khoa học với Khoa Điện, trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo, đưa khoa học, các công trình nghiên cứu từ lý luận đến với thực tế quản lý vận hành hệ thống điện miền Bắc.

pc-phu-tho-lam-viec-voi-truong-bk-ve-cong-tac-nghien-cuu-khoa-hoc.jpg
PC Phú Thọ làm việc với trường ĐH Bách Khoa về công tác khoa học

Ứng dụng khoa học kỹ thuật tại EVNNPC bằng những đề tài khoa học thực tiễn

Trong những năm trở lại đây, với yêu cầu cấp bách là phải đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ cao để nhanh chóng phát triển ngành điện ngành một hiện đại hơn nữa, vươn lên nganh tầm các nước trong khu vực và hệ thống điện thế giới, công tác hợp tác phát triển nguồn nhân lực luôn được Tổng công ty Điện lực miền Bắc ưu tiên đầu tư. Năm 2018, Khoa Điện, trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội đã hợp tác với Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Phú Thọ thực hiện 2 đề tài khoa học ứng dụng. Đó là, nghiên cứu bổ sung chống sét cho đường dây 110kV và Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Phú Thọ. Đây là 2 đề tài cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Tổng công ty Điện lực miền Bắc thực hiện và chủ trì.

Nghiên cứu bổ sung chống sét cho đường dây 110kV Cẩm Phả - Vân Đồn; thực hiện lắp đặt thêm chống sét và hoán chuyển vị trí chống sét hiện có trên đường dây; thực hiện bổ sung các vị trí hệ thống tiếp điện cho đường dây Cẩm Phả - Vân Đồn; viết báo cáo và kết quả tính toán.

Đối với Đề tài Phần mềm quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Phú Thọ là đề tài nghiên cứu tổng quan về tổn thất điện năng kỹ thuật và phi kỹ thuật, công tác quản lý điều hành giảm tổn thất điện năng; khảo sát các giải pháp đang thực hiện để giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Phú Thọ; xây dựng quy trình điều hành giảm tổn thất điện năng và phân cấp cho các đơn vị thực hiện việc giảm tổn thất điện năng; xây dựng phần mềm điều hành của Ban chỉ đạo, Module Quản lý về kế hoạch, Module Quản lý điều hành về kinh doanh, Module Quản lý điều hành về kỹ thuật; Module Quản lý điều hành về Đầu tư xây dựng, Module Quản lý điều hành về kinh doanh, Module Quản lý điều hành về Điều độ, Module Quản lý điều hành về Đồng bộ dữ liệu, Module Quản trị hệ thống.

Các đề tài trên được hoàn thành trong năm 2019 và đã đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo giảm suất sự cố lưới điện đặc biệt sự cố do sét đánh vào đường dây và giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng.

pc-bac-giang-lam-viec-truong-bach-khoa-ve-do-song-hai.jpg
PC Bắc Giang làm việc với trường ĐH Bách Khoa về đo sóng hài

Gần đây nhất, trong tháng 9/2022, Công ty Điện lực Bắc Giang – Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã có buổi làm việc với các giảng viên Khoa Điện, Trường Điện - Điện tử thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội về sóng hài trên lưới điện các khu công nghiệp.

Để nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo vận hành an toàn thiết bị, trong thời gian qua Công ty Điện lực Bắc Giang đã chủ động kiểm tra, phát hiện sóng hài (sóng hài dòng điện, điện áp) tại các công trình điện của khách hàng và công trình điện của ngành điện, đặc biệt tại các khu công nghiệp. Kết quả sau khi kiểm tra đã phát hiện nhiều công trình điện của khách hàng có biến dạng riêng lẻ và biến dạng tổng sóng hài vượt quá quy định tại Thông tư số 30/2019/TT-BCT. Công ty Điện lực Bắc Giang đã có các văn bản đề nghị khách hàng, chủ tài sản xử lý kịp thời để đảm bảo vận hành an toàn thiết bị, nâng cao chất lượng điện năng, trước hết là cho chính khách hàng, chủ tài sản đó, sau đó là không làm ảnh hưởng đến các khách hàng khác.

Trước thực tế đó, các CBNV kỹ thuật Công ty Điện lực Bắc Giang và các giảng viên Khoa Điện, Trường Điện - Điện tử thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đo thực tế sóng hài tại trạm biến áp 110kV Quang Châu. Các kết quả đo thực tế sẽ được các giảng viên Khoa Điện, Trường Điện - Điện tử thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội phân tích đánh giá và gửi lại Công ty Điện lực Bắc Giang để có các biện pháp xử lý kịp tình trạng xảy ra cộng hưởng sóng hài các khách hàng sử dụng điện sau trạm biến áp 110kV Quang Châu. Cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của Khoa Điện, Công ty Điện lực Bắc Giang sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm tra sóng hài, hướng dẫn các doanh nghiệp có thiết bị gây nên sóng hài lớn triển khai các giải pháp để giảm sóng hài đảm bảo vận hành an toàn và ổn định.

pho-tgd-vu-anh-phuong-kiem-tra-tinh-hinh-van-hanh-tren-he-thong-phan-mem-tai-tba-110kv-yen-bai.jpg
Phó TGĐ EVNNPC Vũ Anh Phương kiểm tra vận hành hệ thống

Là địa chỉ đỏ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho ngành điện nói chung và Tổng công ty Điện lực nói riêng trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của hai đơn vị, trong giai đoạn hiện tại, các đơn vị thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp tục đặt niềm tin với ngành Hệ thống điện – Đại học Bách khoa Hà nội.

Từ nhiều năm trước đây, các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã phối hợp mở các lớp đào tạo vừa học vừa làm và Văn bằng 2 chuyên ngành Hệ thống điện (lớp liên kết với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội theo hình thức đào tạo theo địa chỉ). Đặc biệt Trung tâm Đào Tạo - Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc cũng đã phối hợp với các đơn vị tổ chức lớp học Văn bằng 2 chuyên ngành Hệ thống điện với hơn 60 học viên là những cán bộ hiện đang công tác tại các Công ty Điện lực Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Bắc Ninh…, các Ban thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Truyền tải điện...

Đến nay, Trung tâm Đào Tạo - Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc cũng đã phối hợp với các đơn vị tổ chức được hơn 10 khóa đào tạo với hơn 600 lượt học viên chuyên ngành Hệ thống Điện.

Tin tưởng với quá trình xây dựng và trưởng thành 65 năm, ngành Hệ thống điện – Đại học Bách khoa Hà nội và Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp tục có những hợp tác về đào tạo, khoa học công nghệ nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực kỹ thuật điện chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành điện lực Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước ngày một văn minh, hiện đại hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • PVOIL: Hành trình 15 năm hoàn thành tốt sứ mệnh và nâng cao vị thế
    Tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng khẳng định PVOIL đã thực hiện tốt sứ mệnh tham gia vào đảm bảo cung cầu năng lượng thương mại sơ cấp; cùng với Chính phủ, Nhà nước, góp phần bảo đảm ổn định, an ninh năng lượng quốc gia và là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái kinh doanh của tổ hợp Petrovietnam.
  • PV GAS: Xanh hóa các công trình khí
    Trong những năm qua, việc phủ xanh các nhà máy, công trình khí luôn được Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) quan tâm triển khai. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục của PV GAS nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
  • PVFCCo vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Theo thông tin về “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2023 mà Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố ngày 5/6/2023, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) đã vinh dự lần thứ 7 lọt vào Top danh hiệu uy tín này.
  • THACO AUTO Chu Lai đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh
    Trước yêu cầu ngày càng cao về tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, THACO AUTO Chu Lai đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình nhanh và phù hợp; triển khai các giải pháp tích hợp công nghệ thông tin nhằm thay đổi phương thức điều hành, quản trị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển sản xuất thông minh.
  • Góp phần phủ xanh biển Vân Đồn - Doanh nghiệp đầu tiên nuôi rong sụn thành công
    STP Group được biết là doanh nghiệp đầu tiên nuôi thành công loài rong sụn tại vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh. Cùng với các giải pháp về vật liệu nuôi công nghệ mới, STP đang từng bước góp phần phủ xanh vùng biển tại Quảng Ninh và từ đó nhân rộng tại tỉnh thành ven biển Việt Nam.
  • PV GAS đẩy mạnh phát triển khách hàng hóa dầu từ khí
    Vừa qua, tại trụ sở Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS), Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong đã chủ trì tiếp và làm việc với đoàn công tác từ Tập đoàn Siam Cement Group Chemicals (SCGC) để chuẩn bị cho giai đoạn PV GAS cấp khí làm nguyên liệu cho Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam.
  • Petrovietnam hưởng ứng Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
    Hưởng ứng Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao tặng lá cờ có chữ ký của cán bộ, nhân viên Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) đang làm việc tại giàn Hải Thạch - Mộc Tinh cho tỉnh Nghệ An.
  • Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Nỗ lực thực hiện thành công mục tiêu Đề án xử lý tro, xỉ, thạch cao
    Thực hiện yêu cầu của Chính phủ trong nhiều năm qua về đẩy mạnh xử lý, tái chế tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 đã không ngừng nỗ lực và tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp cho vấn đề này và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
  • Tập đoàn TKV làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông về hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh
    Sáng 02/6 tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông về hoạt động SXKD và công tác đầu tư của TKV trên địa bàn tỉnh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Công ty Nhôm Đắk Nông. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Ngô Hoàng Ngân và Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đồng chủ trì buổi làm việc.
  • Mực nước lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ xuống thấp nhất từ khi vận hành
    Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ là công trình đa mục tiêu với nhiệm vụ chính là cắt giảm lũ vào mùa mưa, chống hạn hán vào mùa khô và phát điện đảm bảo an ninh năng lượng cho hệ thống điện Quốc gia. Tuy nhiên, sau nhiều đợt xả nước để chống hạn hán ở vùng hạ du, nước trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ ở huyện Tương Dương (Nghệ An) đã xuống mức báo động về mực nước chết.
  • Coca-Cola ra mắt phim ngắn kỷ niệm một năm triển khai hệ thống làm sạch sông ngòi trên sông Cần Thơ
    Công ty Coca-Cola - đối tác triển khai toàn cầu của Tổ chức The Ocean Clean vừa cho ra mắt phim ngắn mang tên “River Tales” (tạm dịch: Chuyện của sông) nhằm kỷ niệm một năm hợp tác triển khai hệ thống làm sạch sông ngòi Interceptor™ trên sông Cần Thơ. Đoạn phim ngắn này kể về mối quan hệ hợp tác giữa hai bên nhằm góp sức giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra đại dương.
  • Giấy giặt Hanjang Ecowash được vinh danh sản phẩm thân thiện với môi trường
    Tại Diễn đàn “Phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên và môi trường năm 2023 diễn ra sáng 02/6/2023 tại Hà Nội, sản phẩm giấy giặt Hanjang Ecowash đã được trao chứng nhận TOP sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Kỹ sư KCM Trần Đức Tài: Thấm nhuần lời dạy của Bác với thanh niên
    Với chàng kỹ sư cơ khí Trần Đức Tài, Công ty Khí Cà Mau (KCM), những tư tưởng, lời dạy của Bác Hồ chính là nguồn động lực lớn lao để anh luôn cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện, phát triển bản thân “ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”. Từ đó đạt được những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, được Công đoàn Dầu khí Việt Nam tuyên dương là cá nhân tiêu biểu trong thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO