Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người Dao đỏ ở Nậm Pồ, Điện Biên đã có những bước chuyển mình rõ ràng. Trang phục hàng ngày của họ cũng có những cải tiến tinh giản theo nếp sống mới, giao thoa giữa hiện đại và truyền thống.
Huyện Nậm Pồ là khu vực tập trung đông đảo người Dao đỏ ở Điện Biên. Cộng đồng dân tộc thiểu số này chiếm 4,15% tổng số dân toàn huyện, chủ yếu định cư ở các bản: Huổi Cơ Dạo, Huổi Sâu thuộc xã Pa Tần; Sín Chải 1, Sín Chải 2 thuộc xã Nà Hỳ; bản Vàng Đán. Cũng như phần lớn các dân tộc thiểu số khác, bà con Dao đỏ sống tự cung tự cấp với nghề trồng lúa nương và lúa nước.
Người Dao đỏ có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Song dòng chảy lịch sử và sự du nhập của khoa học công nghệ đã tác động nhiều đến nếp sống truyền thống. Với xã hội ngày càng phát triển hiện nay, nhiều tục lệ rườm rà đã dần bị mai một theo thời gian. Vì vậy, bà con Dao đỏ kết hợp tinh thần hiện đại lên nhịp sống hàng ngày, thể hiện qua trang phục và cách sinh hoạt.
Nét hiện đại trên trang trang phục người Dao đỏ, họ kết hợp quần áo thường ngày với khăn đội đầu truyền thống
Thường ngày, bà con Dao đỏ ăn mặc thoải mái, hiện đại để dễ dàng sinh hoạt và lao động
Để tiện bề làm ruộng, bà con thường mặc áo sơ mi, áo phông bên trong. Bên ngoài là áo khoác dài và quần thụng kiểu truyền thốngKhăn đội đầu là sắc thái độc đáo của người Dao đỏ. Đây là phụ kiện không thể thiếu trong trang phục thường ngày, thường có gam màu nóng vì người dân quan niệm: sắc đỏ - cam - hồng thể hiện may mắn, hạnh phúc đủ đầy và tinh thần tích cựcNgười Dao đỏ tự làm trang sức bằng đồng. Trong hình là đôi hoa tai tinh xảo của một cụ bà, có điểm nhấn là nhiều chấm tròn màu sắcMột người phụ nữ Dao đỏ giúp con gái sửa soạn trang phục truyền thống. Bà đang gỡ rối cho những dải cúc bằng bạc, bên dưới đính kèm bông len nhỏ với nhiều màu sắc sặc sỡ
Trước sự du nhập của văn hóa hiện đại, phụ nữ Dao đỏ cũng nhuộm tóc và trang điểm theo xu hướng mới
Trong văn hóa Dao đỏ, trang phục nam giới đơn giản hơn hẳn phái nữ. Trong cuộc sống thường ngày, đàn ông Dao đỏ cũng ít mặc đồ truyền thống hơn, thay vào đó là quần áo giống người KinhPhong cách hiện đại đồng thời thể hiện trên trang phục trẻ nhỏ. Thông thường, gia đình Dao đỏ chỉ cho các em mặc đồ truyền thống trong dịp lễ, TếtChỉ tới khi thực hành nghi thức cúng bái, nam giới Dao đỏ mới đội mũ xếp dân tộc. Đây là loại khăn quấn thành nhiều vòng, được thêu kín bằng chỉ màu sángHiện tại, nghi thức cúng mùng Một âm lịch của người Dao đỏ được tinh giản hơn trước. Người đàn ông trong nhà vẫn đảm nhận việc cúng bái, song không đặt nặng về trang phục truyền thống
(TN&MT) - Về thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) hỏi thăm gia đình anh Triệu Hùng Cường từ già đến trẻ ai cũng biết bởi vì anh không những là người cởi mở, chăm chỉ, mà anh còn là người vẽ tranh thờ của đồng bào người Dao. Ông là “nghệ nhân” duy nhất ở xứ Thanh có thể lưu giữ “tâm hồn” người Dao bằng nét vẽ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
34 năm gắn bó với biên giới, với người đồng bào dân tộc Mông, người lính mang quân hàm xanh ấy luôn mang trong mình nhiệt huyết của bộ đội cụ Hồ để cùng đồng bào Mông ở bản Ón phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ bình yên vùng phên dậu Tổ quốc. Đó là Thiếu tá Vi Xuân Thao - Bộ đội đồn biên phòng Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa)
(TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
(TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
(TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
(TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
(TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
(TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.