Nepal gồng mình đương đầu với hậu quả lũ lụt

07/09/2017 00:00

(TN&MT) – Lũ lụt tàn phá ở Nepal đã cướp đi nhiều sinh mạng và khiến hàng ngàn người phải sơ tán. Người dân đang phải đối mặt với các ngôi nhà và trường...

(TN&MT) – Lũ lụt tàn phá ở Nepal đã cướp đi nhiều sinh mạng và khiến hàng ngàn người phải sơ tán. Người dân đang phải đối mặt với các ngôi nhà và trường học bị phá hủy, nguồn lương thực bị cạn kiệt và tăng nguy cơ mắc các bệnh do nước gây ra. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và các đối tác đang tiến hành hoạt động cứu trợ khẩn cấp những người bị ảnh hưởng.
 
Ram Patiya Mahato, 32 tuổi, đang bế con gái Dahariya 10 ngày tuổi được sinh ra vào ngày lũ. Đứng bên cạnh là chồng cô, anh Hari Mahato Dhangar, 35 tuổi.
Ram Patiya Mahato, 32 tuổi, đang bế con gái Dahariya 10 ngày tuổi được sinh ra vào ngày lũ. Đứng bên cạnh là chồng cô, anh Hari Mahato Dhangar, 35 tuổi.
Vào ngày 11/8, khi Ram Patiya Mahato, 32 tuổi đi ngủ, cô dự định ngày hôm sau sẽ tới cơ sở y tế để sinh đứa con thứ tư của cô. Nhưng hôm sau, khi cô thức dậy, nhà cô đã bị ngập.
 
Đường bị cản trở và không có phương tiện giao thông tại địa phương.
 
May thay, khi dòng nước lũ bắt đầu đổ ào vào ngôi làng của họ, Hari Mahato Dhangar, 35 tuổi, chồng cô Ram Patiya Mahato đã kịp đưa cô đến một tòa nhà gần đó.
 
Ngay sau đó, với sự giúp đỡ của những người phụ nữ trong khu, cô Ram đã “mẹ tròn con vuông”.
 
Gia đình và hàng xóm đặt tên cho cô bé là Dahariya, "dahar" có nghĩa là lũ lụt.
 
Hậu quả lũ lụt
 
Rautahat, phía Nam Nepal là một trong 36 huyện có lượng mưa lớn bắt đầu vào ngày 11/8/2017, gây ra lũ lụt và sạt lở đất trên diện rộng, làm 159 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới 1,7 triệu người và hơn 350.000 người phải sơ tán trên cả nước.
 
Trong khi những người lớn như Ram và Hari lo lắng làm thế nào để có thể chăm sóc gia đình và đối phó với sự mất mát của gia súc và thực phẩm, nhiều trẻ em phải đối mặt với một vấn đề khác.
 
Tính đến ngày 6/9, trường học bị đóng cửa 10 ngày. Có tới 85 trường học ở Rautahat đã trở thành nơi lánh nạn cho các gia đình phải sơ tán do lũ lụt hoặc cần phải dọn sạch bùn đất.

 

Người mẹ bế đứa con 24 ngày tuổi trước ngôi nhà bị phá hủy bởi dòng nước lũ.
Người mẹ bế đứa con 24 ngày tuổi trước ngôi nhà bị phá hủy bởi dòng nước lũ.
Theo ước tính của chính phủ, trên cả nước Nepal, lũ lụt và lở đất đã gây thiệt hại hoặc phá hủy tổng cộng 1.958 trường học, ảnh hưởng đến nền giáo dục của 253.605 trẻ em. Những đứa trẻ này đã mất sách giáo khoa, đồ dùng học tập và quần áo, kể cả đồng phục trường học do thiên tai.
 
Nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vẫn không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh an toàn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nước gây ra.
 
Nỗ lực cứu trợ của UNICEF
 
Ani Choying Drolma, đại sứ thiện chí quốc gia đầu tiên tại Nepal và đại diện UNICEF tại Nepal, Tomoo Hozumi đã đến thăm Ram, Hari, Dahariya và các gia đình khác bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để đánh giá tình hình nhân đạo và nhu cầu của họ.
 
Nhóm đại diện đã phân phát các bộ dụng cụ vệ sinh, quần áo trẻ sơ sinh, giường ngủ, xô, cốc và chăn.
 
Người phụ nữ và con của cô chờ đợi để nhận các vật phẩm cứu trợ do UNICEF phân phối, bao gồm màn chống muỗi và chăn.
Người phụ nữ và con của cô chờ đợi để nhận các vật phẩm cứu trợ do UNICEF phân phối, bao gồm màn chống muỗi và chăn.
Rajan Sah, Điều phối viên của Văn phòng Cấp nước và Vệ sinh ở Rautahat nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc vệ sinh hàng ngày như rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước.
 
Tại một trường học, hơn 50 trẻ em đã vô cùng hứng thú khi Drolma mở hai hòm thiếc, trong đó, có một hòm đựng nhiều đồ chơi.
 
Chiếc hòm còn lại chứa đầy tài liệu học tập và một bộ đồ chơi giải trí khác với vật liệu chơi cho trẻ mẫu giáo.
 
Nhu cầu khẩn cấp cần hỗ trợ
 
Tại một nơi khác có nhiều ngôi nhà bị ngập nước, Drolma nhớ lại trận động đất hồi năm 2015 đã phá hủy ngôi nhà của cô và biến cô trở thành người vô gia cư.
 
"Cần nhu cầu cấp bách để hỗ trợ cho người dân ở đây, những người đã mất tất cả mọi thứ, kể cả nhà cửa của họ. Cần hỗ trợ khẩn cấp để đảm bảo rằng các trường học có thể được bắt đầu càng sớm càng tốt, giúp học sinh học đúng tiến độ" – Drolma nói.
 
Ani Choying Drolma, đại sứ thiện chí quốc gia đầu tiên tại Nepal đưa con rối cho trẻ em trong một lớp học ở trường tiểu học Shree Bhagbati.
Ani Choying Drolma, đại sứ thiện chí quốc gia đầu tiên tại Nepal đưa con rối cho trẻ em trong một lớp học ở trường tiểu học Shree Bhagbati.
Cho đến thời điểm này, UNICEF đã phân phối hơn 320.000 USD vật tư dự phòng cho tình trạng khẩn cấp, đồng thời đang kêu gọi các quỹ bổ sung cho các bộ dụng cụ vệ sinh, làm sạch nước cho các hộ gia đình, thực phẩm trị liệu cho trẻ em suy dinh dưỡng nặng, đồ dùng học sinh cần thiết cho trẻ em và sửa chữa vòi nước.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ UNICEF
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nepal gồng mình đương đầu với hậu quả lũ lụt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO